CSGT có được phép rút chìa khóa phương tiện vi phạm?

PV Thứ ba, ngày 06/08/2019 08:36 AM (GMT+7)
Khi người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm, lực lượng CSGT có được rút, giữ chìa khóa xe của phương tiện?
Bình luận 0

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại  Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định quyền hạn của cảnh sát giao thông có quy định rõ các quyền như sau:

+  Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định pháp luật.

+ Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác theo quy định của pháp luật.

img

Ảnh minh họa.I.T

+ Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

+  Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

+ Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

+ Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể thấy trong quyền được nêu ở trên không quy định trực tiếp việc CSGT có quyền rút chìa khóa của chủ phương tiện khi vi phạm an toàn giao thông. Nói cách khác việc rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện không nằm trực tiếp trong quyền hạn của cảnh sát giao thông.

Tuy nhiên, cũng có thể thấy pháp luật quy định: "Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tạm giữ giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật".

Có thể hiểu, các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp cần thiết vẫn có thể áp dụng. CSGT có thể căn cứ vào quyền này, để rút chìa khóa xe của người vi phạm trong trường hợp cần thiết.

Nếu người bị kiểm tra hành chính cảm thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm có quyền khiếu nại theo quy định.

* Thư ký luật tư vấn

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem