Cung điện cổ xưa lộ diện ở hồ nước Iraq.
Theo Daily Mail, cung điện 3.400 năm tuổi bất ngờ xuất hiện ở hồ nước khi lượng nước giảm mạnh do hạn hán. Cung điện này thuộc về Đế chế Mitani, tồn tại trong giai đoạn Đồ đồng ở Kurdistan, miền bắc Iraq.
Kể từ khi cung điện lộ diện, các nhà khảo cổ đã mở rộng khai quật trong khu vực lòng hồ, để tìm hiểu thêm thông tin về đế chế cổ đại, từng trải dài từ Iraq đến Syria này.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tübingen nói người hiện đại ngày nay có rất ít thông tin về đế chế Mitani, nên việc phát hiện cả một cung điện là rất hiếm có.
“Đây là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tại khu vực này trong những thập kỷ gần đây”, nhà khảo cổ người Kurd, Hasan Ahmed Qasim, nói.
Cung điện nằm trên mô đất cao với những bức tường dày gần 2 mét. Người Mitanni còn xây thêm một bức tường bằng bùn đất khổng lồ, tạo ra cấu trúc hùng vỹ nhìn xuống thung lũng Tigris.
Cung điện cổ được xác định có niên đại cách đây 3.400 năm.
Bên trong cung điện Kemune, các nhà khảo cổ còn phát hiện nhiều tranh vẽ trên tường bằng màu đỏ và xanh. “Kemune là nơi thứ hai trong khu vực mà chúng tôi tìm thấy các dấu vết này, từ thời Đế chế Mitani”, nhà khảo cổ Ivana Puljiz nói.
Các phiến đá cổ có in chữ có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cuộc sống của cộng đồng dân cư cổ đại, một nhà khảo cổ cho biết.
Khu vực khai quật dài 1km, rộng khoảng 500m bao gồm một cung điện, những dãy nhà rộng, một hệ thống đường đi và một nghĩa trang.
Công trình này được phát hiện từ năm 2010 khi mực nước giảm. Nhưng nó mới chỉ được tìm hiểu một cách toàn diện nhờ vào tình trạng hạn hán nặng như hiện nay.
Cung điện sẽ lại ngập nước một khi lòng hồ được lấp đầy. Nhưng không rõ bao giờ thì nước sẽ quay lại.
Đế chế Mitani là một trong những đế chế ít được biết tới nhất ở vùng Cận Đông cổ đại. Thủ đô của đế chế này cho đến nay vẫn chưa được xác định. Vào thời kỳ đỉnh cao, đế chế Mitani trải dài từ bờ biển phía đông Địa Trung Hải, bao phủ vùng đất mà nay là Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các sử liệu khác nhau, tổng cộng 3 lần tấn công Đại Việt, Nguyên Mông mang sang khoảng 65 vạn đến 1 triệu quân - có...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.