Cúng ông Công ông Táo: Tại sao lại vào "ngày xấu" 23?

Thứ hai, ngày 01/02/2021 08:21 AM (GMT+7)
Theo chuyên gia Địa Lý phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là ở cái tâm.
Bình luận 0

Dân gia vẫn thường có câu nói "Mùng năm, mười bốn, hai ba, đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn" để chỉ những ngày được cho là xấu, không may mắn, nhiều người kiêng kỵ. Trong thực tế từ xưa đến nay, nhiều người vẫn thường chọn các ngày lành tháng tốt để thực hiện công việc với niềm tin tâm linh để công việc được hanh thông, thuận lợi.

Cũng bởi vậy mà các ngày mùng 5, 14, 23 thường ít người chọn để thực hiện các việc lớn. Ngày này là ngày mà Lý học Đông phương cho là ngày Nguyệt Kỵ. Đặc biệt ngày 23 tháng Chạp lại là ngày Đại kỵ.

Điều bí ẩn vì sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày khác? - Ảnh 2.

Cúng ông Công, ông Táo là truyền thống từ xưa của người Việt. Ảnh TL

Vậy sao Táo quân lại chọn đúng ngày này lên trời, liệu có sai không? Về vấn đề này, nhà nghiên cứu địa lý, phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, những kiến thức cổ lưu truyền trong dân gian, chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường".

Thực ra, đây chính là phương pháp Huyền Không Đại Lý, phiên tinh ngày, tính theo tháng của phương pháp phi tinh Huyền không trong Địa lý Phong thủy. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung (9 ngày). "Vạn vật qui ư thổ". Tức là: 5 + 9 = 14; 14 + 9 = 23. Trong đó số 9 là độ số vận động theo cửu cung Hà đồ.

Hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ hành vào tháng cuối cùng trong năm. Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch trong một năm. Hành Thổ thuộc Trung cung và thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ hành.

Theo Lý học Đông phương thì đó là trung cung, thuộc về Hoàng tộc, nên là chọn là ngày của Vua Bếp, Táo Quân về trời. Đây chính là nội dung minh triết của hình tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế, quẻ cuối cùng trong chu kỳ Dịch Lý 64 quẻ, tính theo Năm: Táo Quân (Ly Hỏa) cưỡi cá chép (Khảm Thủy) về trời. Tức vào ngày 23 tháng Chạp mà tục thờ Táo của người Hán ngày nay không thể lý giải.

Điều bí ẩn vì sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày khác? - Ảnh 3.

Nhà nghiên cứu Địa Lý, phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng nên cúng ông Công, ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp. Ảnh PT

Theo chuyên gia Địa Lý phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh, việc cúng ông Công ông Táo quan trọng là ở cái tâm, "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu". Có nhiều gia đình hiện nay cúng Ông Công ông Táo trước vài ngày là không đúng. Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo nên làm đúng ngày 23 tháng Chạp. Giờ đẹp để thực hiện cúng là giờ Ngọ từ 11h – 13h trưa.


Phương Thuận (Giadinhnet)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem