Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Bà Dương Thị Bạch Diệp (Ảnh: Mps).
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 18.1.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ủy ban nhân dân TP.HCM, Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM, Công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương, Agribank Chi nhánh TP.HCM và các cơ quan có liên quan.
Ngày 18.1.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can đối với: Nguyễn Thành Tài, Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Trần Nam Trang, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM; Nguyễn Thành Rum, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM; Vy Nhật Tảo, Nguyên Giám đốc Trung tâm Ca nhạc nhẹ TP.HCM về tội “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015; Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trong số 5 nhân vật bị khởi tố, bà Dương Thị Bạch Diệp, Giám đốc Công ty Diệp Bạch Dương từng vướng phải không ít tin đồn vỡ nợ, phá sản, trốn thuế.
Cuộc đời và vòng xoáy lao lý của nữ đại gia sở hữu Rolls Royce Phantom
Theo VnExpress, bà Dương Thị Bạch Diệp tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội năm 1971. Vừa ra trường bà Diệp được điều về công tác tại Chi nhánh Thủ công Mỹ nghệ Hải Phòng. Qua thời gian thử việc, bà được phân công làm cán bộ lao động tiền lương.
Sau năm 1975, bà Dương Thị Bạch Diệp Diệp vào Nam lập nghiệp và công tác ở An Giang. Sau đó, bà chuyển công tác về Công ty Bao bì xuất khẩu của Bộ Ngoại thương tại TP.HCM.
Bà Diệp từng không ít lần bị tạm giam. (Ảnh: Internet)
Trong chặng đường kinh doanh, bà Diệp từng không ít lần bị tạm giam. Lần bà bị bắt đầu tiên vào năm 1982 (thời còn làm công chức), và một lần khác vào năm 1994. Nhưng 2 lần trước đó, cơ quan điều tra không tìm được bằng chứng phạm tội, bà được trả tự do. Sau những biến cố, bà Diệp xin nghỉ chế độ chính sách.
Vào thập niên 80 - 90 của thế kỷ trước, chuyện mua bán nhà cửa khá thuận lợi vì rất ít người nghĩ đến việc kinh doanh bất động sản. Nữ đại gia Bình Định đã phất lên từ thị trường không có đối thủ cạnh tranh này.
Bà Diệp khởi nghiệp từ việc cải tạo những căn chung cư cũ ở khu trung tâm TP.HCM và bán lại. Một trong những tài sản đầu tiên của bà là căn hộ chung cư 72 Ký Con, nằm trên lầu 2, phường 19 - nay là phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP HCM. Bà cũng được cho là lãi lớn nhờ bán các căn nhà phố mặt tiền nội đô Sài Gòn, với diện tích lớn, được xây mới chỉn chu, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cần trụ sở làm văn phòng, nên sớm tích lũy được tài sản lớn.
Bắt đầu kinh doanh bất động sản từ năm 1984, sau hơn 20 năm bà Dương Thị Bạch Diệp đã trở thành một nữ đại gia tên tuổi trong lĩnh vực này. Tại TP.HCM, hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu. Có những khu đất bà chuẩn bị xây dựng khách sạn 5 sao.
Nắm trong tay hàng chục căn biệt thự, nhiều khu đất vàng thuộc công ty của bà và các con đồng sở hữu, trở thành một đế chế bất động sản hùng mạnh tại Sài thành. Có thời điểm, giới kinh doanh bất động sản nhận định bà Diệp là người sở hữu số lượng bất động sản ở TP HCM có giá trị nhất.
Bà Dương Thị Bạch Diệp bên cạnh chiếc Rolls-Royce Phantom biển tứ quý (Ảnh: Internet)
Phất lên nhờ bất động sản, nhưng sự kiện khiến tên tuổi bà Diệp nổi bật trong giới đại gia là việc mua chiếc xe Rolls-Royce biển số tứ quý 7, đắt tiền và sang nhất Việt Nam ở thời điểm cuối tháng 1.2008. Chiếc siêu xe Rolls Royce được đặt hàng chính hãng khi đó chịu thuế nhập khẩu là 80% và giá sau thuế ước tính vào khoảng 1,3 triệu USD.
Về chiếc siêu xe Rolls Royce Phantom BKS 77L-7777, theo Dân Trí, đây là chiếc xe của con gái, con trai và con rể bà Diệp hùn hạp mua tặng nhân dịp sinh nhật bà. Chiếc xe này đặt mua vào ngày 23.11.2007.
Bà Diệp thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng nước ngoài. “Tôi mua xe từ năm 2007, 2008 bằng tiền cá nhân chứ không có chuyện mua xe bằng tiền vay của ngân hàng”, bà Diệp nói.
Sau một thời gian dài thành công, giai đoạn 2010 - 2019, tiếng tăm của Công ty Diệp Bạch Dương dần mai một, nhất là sau hàng loạt thông tin phá sản, trốn nợ, trốn thuế. Đỉnh điểm là việc Kiểm toán Nhà nước công bố đến hết 2012, Công ty TNHH bất động sản Diệp Bạch Dương nợ Agribank TP.HCM số tiền lên tới 3.700 tỷ đồng. Những diễn biến này khiến bà Diệp thường xuyên phải đích thân đứng ra cải chính và khiếu nại.
Công ty Diệp Bạch Dương kêu cứu
Theo Người đồng hành, rắc rối xảy ra với công ty của bà Dương Thị Bạch Diệp sau khi vay Agribank TP.HCM 67.000 lượng vàng. Năm 2017, Văn Phòng Chính phủ nhận được đơn kiến nghị của công ty TNHH Bất động sản Diệp Bạch Dương về việc vay vốn và trả nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2008, công ty của bà Bạch Diệp đã vay tổng cộng 81.000 lượng vàng tại Agribank chi nhánh thành phố HCM.
Lần đầu tiên vào 28.10.2008, bà Diệp vay 14.000 lượng vàng SJC để mua nhà 57 Cao Thắng, quận 3. Hạn trả nợ 31.10.2009. Công ty không có khả năng trả nợ đúng hạn, có đơn đề nghị và được Agribank chi nhánh TP.HCM đồng ý cho gia hạn nợ đến 30.10.2010. Tuy nhiên, đến ngày 30.1.2011 Công ty mới trả nợ xong khoản vay - quá hạn 3 tháng.
Lần thứ hai, vay 67.000 lượng vàng SJC gồm 03 hợp đồng tín dụng và cả 3 hợp đồng đều không trả nợ đúng hạn.
• HĐTD số 1700LAV200802616 ngày 31.12.2008: 21.860 lượng vàng;
• HĐTD số 1700LAV200802630 ngày 31.12.2008: 29.610 lượng vàng;
• HĐTD số 1700LAV200900018 ngày 2.1.2009: 15.530 lượng vàng.
Theo Agribank Tp.HCM, tổng số tiền công ty trả nợ từ khi vay đến thời điểm trước chuyển đổi dư nợ sang VND là: 60.270 chỉ vàng, gồm: Trả nợ gốc 3.580 chỉ vàng, nợ lãi: 56.690 chỉ vàng. Toàn bộ Dư nợ gốc còn lại 66.642 lượng vàng được chuyển đổi sang VND là 2.928 tỷ đồng.
Sau khi chuyển đổi đến nay công ty chỉ trả được 15,9 tỷ đồng nợ gốc và 0,8 triệu đồng nợ lãi. Toàn bộ dư nợ của công ty hiện nay đã quá hạn thanh toán, nên khoản vay bị chuyển nợ xấu là đúng theo quy định hiện hành. Dư nợ gốc và lãi của công ty tại Agribank chi nhánh TP.HCM đến 30.4.2017: nợ gốc 2.912,8 tỷ đồng, nợ lãi 1.848 tỷ đồng.
Công ty BĐS Diệp Bạch Dương cho rằng "phải vay Agribank với lãi suất vay vàng gấp 3 lần lãi suất vay vàng của Nhà nước quy định cùng thời điểm và kể từ khi quan hệ tín dụng với Agribank, công ty bị cấm vận toàn bộ tín dụng với toàn bộ hệ thống Ngân hàng gần 08 năm". Theo Agribank, lãi suất cho vay trên cơ sở đồng thuận của hai bên, với lãi suất 7,8%/năm. Lãi suất được điều chỉnh 06 tháng/lần theo lãi suất cho vay vàng tại thời điểm điều chỉnh. Tuy nhiên, để hỗ trợ khách hàng, căn cứ đơn đề nghị điều chỉnh lãi suất của Công ty, Agribank chi nhánh TP.HCM đã chấp thuận lãi suất theo đề nghị của công ty là 6%/năm (thông báo điều chỉnh lãi suất số 374/NHNoTPHCM-TD ngày 1.7.2010).
Trong thực tế, từ thời điểm vay đến nay công ty chỉ mới trả được lãi vay đến ngày 5.1.2010. Thời gian chưa trả lãi tính đến ngày 30.4.2017 đã lên đến 7 năm 4 tháng, số nợ lãi còn tồn đọng công ty chưa trả tính đến năm 2017 là 91.345,44 chỉ vàng và 1.514 tỷ đồng, tổng cộng tương đương 1.848 tỷ đồng.
Đơn kiến nghị cũng nêu vấn đề chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND và cho rằng Aribank lấy thời điểm giá vàng cao nhất để buộc chuyển đổi. Agribank cho rằng thực hiện chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND đối với các khoản nợ của Công ty có sự thỏa thuận giữa hai bên, Agribank chi nhánh TP.HCM và Công ty có các biên bản làm việc và đã ký kết các phụ lục Hợp đồng tín dụng để chuyển đổi dư nợ từ vàng sang VND.
Việc chuyển đổi dư nợ được thực hiện bằng 26 lần nhận nợ từ ngày 10.2.2012 đến ngày 29.11.2013 (trong gần 2 năm). Do vậy không thể nói Agribank lấy thời điểm giá vàng cao nhất để buộc công ty chuyển đổi. Dư nợ chuyển đổi sang VND được tính bằng số lượng dư nợ vàng chuyển đổi nhân (x) với giá vàng tại thời điểm chuyển đổi. Do vậy, số dư nợ sau chuyển đổi sang VND bằng 2,5 lần dư nợ vàng quy đổi VND theo giá vàng tại thời điểm nhận nợ vàng ban đầu không thể nói là nhận nợ khống mà là chênh lệch giá vàng giữa các thời điểm chuyển đổi dư nợ sang VND và giá vàng tại các thời điểm nhận nợ bằng vàng. Trong thực tế, Agribank chi nhánh TP.HCM cũng phải mua vàng theo giá tại các thời điểm chuyển đổi dư nợ để thanh toán cho khách hàng gửi vàng trước đó. Việc này cả Agribank và người vay tiền, người gửi tiền đều chịu tác động như nhau.
Không thống nhất các phương án trả nợ
Công ty Diệp Bạch Dương đề nghị các phương án trả nợ như sau:
(i) Phương án trả nợ gốc bằng vàng: Tuy nhiên nợ gốc đã được quy đổi theo VND nên Aribank cho rằng việc trả nợ bằng vàng không có cơ sở thực hiện.
(ii) Đề nghị trả nợ gốc 2.000 tỷ đồng, giải chấp tài sản và miễn toàn bộ lãi vay: Agribank và VAMC đã không chấp nhận đề xuất này, vì việc trả nợ như đề nghị của Công ty là không đúng quy định của pháp luật và của Agribank, đồng thời đề nghị công ty bàn giao tài sản cho Agribank phát mại thu nợ theo quy định của pháp luật nhưng phía Công ty không đồng ý.
(III) Đề nghị trả nợ gốc theo dư nợ chuyển đổi là 2.928 tỷ đồng và miễn toàn bộ lãi vay (nợ gốc trả làm 3 đợt : đợt 1 trả 2.103 tỷ đồng trong vòng 6 tháng kể từ khi có chấp thuận của ngân hàng và giải chấp tài sản là khu Hai Bà Trưng quận 3, 57 Cao Thắng quận 3 và 45 Lý Tự Trọng quận 1; đợt 2 trả 796 tỷ đồng trong vòng 3 năm đối với tài sản khu Lê Văn Hưu; đợt 3 trả số tiền còn lại 15 tỷ đồng bằng tiền cho thuê nhà hàng tháng).
Đối với phương án này, Agribank chi nhánh TP.HCM đã 2 lần làm việc với Công ty vào ngày 23.11.2016 và 12.12.2016 để làm rõ tính khả thi của phương án trả nợ theo đề nghị của Công ty. Tuy nhiên cả 2 lần làm việc Công ty đều không cung cấp được các hồ sơ liên quan đến đối tác để xác định tính khả thi của phương án trả nợ.
Phương án trả nợ gốc đề nghị miễn toàn bộ lãi, Công ty không có hồ sơ, tài liệu chứng minh được tính khả thi của phương án trả nợ nên Agribank chi nhánh TP.HCM không có cơ sở trình cấp thẩm quyền хеm xét.
Agribank cho rằng Công ty nhiều lần không hợp tác bán đấu giá tài sản là không thực hiện đúng nội dung đã ký kết trong Hợp đồng thế chấp.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.