Cứu Vietnam Airlines: Không phân biệt '"con đẻ với con nuôi"
Cứu Vietnam Airlines: Không phân biệt '"con đẻ, con nuôi"?
Minh Giang
Thứ hai, ngày 23/11/2020 14:52 PM (GMT+7)
Quốc hội đồng ý giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) do ảnh hưởng dịch Covid-19. Vậy các hãng hàng không tư nhân sẽ được giải cứu ra sao, vẫn đang là vấn đề được dư luận quan tâm.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn và gia hạn không quá 2 lần cho tổ chức tín dụng (không bao gồm các tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt) để cho Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ và Chính phủ giao Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước thay mặt Chính phủ đầu tư mua cổ phiếu tại Vietnam Airlines thuộc quyền mua cổ phần của cổ đông nhà nước theo phương thức chuyển giao quyền mua.
Việc giải cứu Vietnam Airlines sẽ giúp hãng bay này thoát khỏi nguy cơ mất vốn.
Việc Nhà nước rót vốn "cứu" Vietnam Airlines đang đựợc các chuyên gia và các hãng hàng không tư nhân mong muốn, Nhà nước có chính sách hỗ trợ các hãng hàng không, TS Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam bày tỏ: "Sau Vietnam Airlines, các hãng hàng không tư nhân sẽ sớm được hỗ trợ".
Theo ông! Nhà nước giải Vietnam Airlines xong thì có nên giải cứu hãng hàng không tư nhân?
Vấn đề nằm ở chỗ Nhà nước nắm giữ 86% vốn điều lệ của Vietnam Airlines, nếu không cứu thì Nhà nước mất vốn. Hồi đầu năm, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines là 18.600 tỷ đồng nhưng tháng 10, vốn chủ sở hữu chỉ còn 6.600 tỷ với sụt giảm theo phương thẳng đứng thì chính lãnh đạo Vietnam Airlines cũng đã phải thừa nhận hết năm nay có khả năng âm vốn. Dự kiến, 2021, Vietnam Airlines vẫn có thể bị lỗ như năm nay (trên 14.000 tỷ đồng).
Trước đó, Trần Thanh Hiền - Trưởng Ban tài chính kế toán của Vietnam Airlines cho biết, để sống được từ khi xảy ra đại dịch Covid-19 đến nay, Vietnam Airlines đã xoay xở nhiều cách từ giảm lương, dùng máy bay chở khách đi chở hàng, tận dụng từng chuyến bay hồi hương, đàm phán giãn nợ... để có doanh thu, không để lâm vào tình thế phá sản.
Vietnam Airlines thực hiện triệt để tiết kiệm giảm các chi phí, tiền lương với tổng số cắt giảm 5.335 tỉ đồng, hiện nay 20% nhân lực đi làm thường xuyên, 80% đi làm luân phiên. Đồng thời, Vietnam Airlines tăng cường khai thác nội địa và chuẩn bị khai thác ngay các đường bay quốc tế theo kế hoạch mở lại các chuyến bay quốc tế của Chính phủ nhằm tăng nguồn thu sản xuất kinh doanh.
Ngoài các chuyến bay nội địa, trong 9 tháng đầu năm, hãng đã thực hiện 101 chuyến bay hồi hương (29.200 khách), 64 chuyến bay chở chuyên gia (hơn 10.000 khách), 2.660 chuyến bay chở hàng (doanh thu 1.924 tỉ đồng).
Cũng theo ông Hiền cho biết, sở dĩ Vietnam Airlines vẫn còn tiền hoạt động đến nay, ngoài sự hồi phục của thị trường nội địa trong tháng 7 và tháng 9/2020, hãng này tiếp tục vay ngắn hạn, giãn thanh toán với các đối tác nên có 8.000 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn có cả sự hỗ trợ của đối tác, bạn hàng và chính sách về thuế, phí của Quốc hội, Chính phủ trong thời gian cho các hãng hàng không.
Riêng gói hỗ trợ mà Vietnam Airlines đề xuất Chính phủ là để hãng này vượt qua và phát triển sau dịch Covid-19. Việc Nhà nước hỗ trợ Vietnam Airlines chính là hỗ trợ đứa con của mình khi Nhà nước nắm giữ 86% cổ phần của Vietnam Airlines.
Nhưng, Vietnam Airlines đề xuất vay và hỗ trợ chứ không xin ngân sách, hãng sẽ trả trong 3 năm. Bởi vì tổng tài sản của Vietnam Airlines hiện nay là trên 70.000 tỉ đồng nhưng bán vào thời điểm này không hợp lý nên hãng chưa bán tài sản để sống sót qua dịch như nhiều hãng hàng không trên thế giới. Theo tính toán của Vietnam Airlines, trong 3 năm sẽ cân đối, thừa khả năng để trả chứ không phải là tay không bắt giặc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.