Đã có đến 7 phương án xây dựng cầu Long Biên

Thứ sáu, ngày 21/02/2014 17:46 PM (GMT+7)
Ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết, trước khi đưa ra 3 phương án để xây dựng, cải tạo cầu Long Biên như vừa qua, Bộ GTVT đã có 4 phương án xây dựng cầu ngoài phạm vi cầu cũ.
Bình luận 0
Nhiều ý kiến cho rằng cả ba phương án được Bộ GTVT đưa ra gần đây đều không giúp bảo tồn được cầu Long Biên, ông đánh giá thế nào?

img

- Nhu cầu giao thông ở dây là hết sức cần thiết, phù hợp với quy hoạch trong nhiều năm, nhiều thập kỷ chứ không phải bây giờ Bộ GTVT mới nghĩ ra.

Trước đây đã có ý kiến cầu mới sẽ ảnh hưởng đến không gian kiến trúc cầu cũ nên đề nghị nghiên cứu các phương án dịch cầu mới ra vị trí khác rồi mới tính tiếp. Đã có các phương án cách 30m, 50m, 100m, khoảng 200m rồi chốt lại 186m là phù hợp.

Phương án này sẽ tách cầu mới ra khỏi cầu cũ, để lại cầu cũ cho TP Hà Nội có phương án nâng cấp, bảo tồn. Tuy nhiên, do vấn đề về giải phóng mặt bằng nên Hà Nội có đề nghị nghiên cứu tiếp theo hướng trùng tim cầu.

Vì vậy, ngoài 4 phương án trước đây, Bộ GTVT đã đưa ra 3 phương án nữa để nghiên cứu. Nhưng Bộ GTVT cho rằng quan trọng là phải thống nhất đây là hành lang vận tải quan trọng nên chắc chắn phải có vị trí vượt sông Hồng. Chúng tôi nhất trí nên có xem xét bảo tồn trong bất kể phương án nào, nếu không đụng đến Cầu Long Biên hiện nay thì quay trở lại phương án Bộ GTVT đã kiến nghị trước đây.

Các phương án vừa đưa ra vừa đảm bảo khai thác đường sắt vừa bảo tồn được cầu cũ, ông nghĩ có quá khó để bảo tồn?

- Không phải khó mà là rất khó. Phải đặt vấn đề cầu đã rất cũ, muốn đụng vào phải gia cố, tăng cường. Thứ hai, công năng bây giờ cũng thay đổi. Nếu trùng tu, khôi phục cũng phải nâng lên để đảm bảo giao thông đường thủy, nếu kết hợp với bảo tồn xây dựng thì cũng phải thống nhất là có tôn tạo nhất định để phục vụ công năng mới. Nếu đặt trùng tim mà không cho tôn tạo cầu cũ thì vẫn phải đảm bảo giao thông đường sắt, khi đó không thể nói giữ nguyên như ngày xưa được.

Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử muốn bảo tồn nguyên vẹn cây cầu cũ. Ông nghĩ sao về vấn đề này?


- Các nhà lịch sử, văn hóa rất đúng ở chỗ cây cầu đã đi vào hình ảnh của người Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Tất cả các phương án nghiên cứu đều nghĩ đến việc phải làm sao giữ, tôn tạo. Bây giờ chúng tôi cho rằng cần lấy ý kiến đa chiều, mục tiêu chung là giao thông thông suốt, thứ hai là giữ được hình ảnh, còn giữ ở mức độ nào phải có nghiên cứu.

Quan điểm của Bộ GTVT là xây cầu vượt sông Hồng mới?

- Chúng ta đã nghiên cứu, hoàn thành thủ tục duyệt dự án sẽ xây dựng cầu cách đó mấy chục mét nhưng có quan điểm là vẫn ảnh hưởng đến cầu cũ. Hiện vẫn đang trong quá trình trao đổi giữa TP Hà Nội, Bộ GTVT với các Bộ ngành. Tuyến đường này đã cấp bách từ nhiều năm, phía Nhật Bản cũng đã đồng ý hỗ trợ khoản vay để làm tuyến này. Bây giờ có nhiều phương án rồi, phải có sự trao đổi, thống nhất.

Tất nhiên khi làm sẽ có ảnh hưởng, tác động, có cái tích cực, có cái không tích cực. Phải làm sao để tìm phương án nào có nhiều tích cực nhất. Kể cả khi nghiên cứu phương án trùng tim cầu cũ, chúng tôi vẫn nghiên về phương án 1. Nghĩa là phương án trước kia đã kiến nghị là cách cầu cũ 30m.
Minh Phong ghi ( Minh Phong ghi)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem