Đã mắt xem trai bản đánh những tu lu "khủng" ở Tết người Mông

A Lử Thứ hai, ngày 30/12/2019 19:25 PM (GMT+7)
Cứ mỗi dịp đón Tết người Mông, các thanh niên trai tráng người Mông ở xã vùng cao Co Mạ (huyện Thuận Châu - tỉnh Sơn La) lại có dịp thể hiện sức mạnh khéo léo và bản lĩnh của mình đối với chị em phụ nữ bằng trò chơi đánh tu lu - tiếng Mông gọi là "Tầu ví vòng".
Bình luận 0

Clip: Các thanh niên trai tráng người Mông thể hiện sức mạnh khéo léo của mình thông qua trò chơi "Tầu ví vòng".

img

Đánh tu lu, tiếng Mông gọi là "Tầu ví vòng" - đây là trò chơi dân gian thể hiện sức mạnh và sự khéo léo của các chàng trai Mông. Trò chuyện với các già làng và những người có uy tín ở xã Co Mạ, được biết: "Tầu ví vòng" được giữ gìn và phát huy từ đời này qua đời khác. Cũng nhờ trò chơi dân gian này, các trai bản vùng cao đã nên duyên chồng vợ với những cô gái đi xem đánh tu lu và có cuộc sống hạnh phúc bên nhau.

img

img

Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, anh Vừ A Thánh ở bản Cửa Rừng, xã Co Mạ, bảo: Trái tu lu phải được làm từ các loại gỗ tốt, như: Đinh, lim, nghiến, dẻ...  thì lúc đánh mới bền chắc và quay lâu được. Để làm được trái "ví vòng" tốt, đòi hỏi phải có bàn tay khéo léo: Đầu tiên, khi lựa chọn được gỗ tốt, dùng con dao sắc gọt thanh gỗ thật tròn và đều nhau. Tiếp sau đó dùng dao đẽo gọt làm sao để một đầu thật bằng phẳng, mịn; đầu còn lại gọt nhọn và đóng thêm một chiếc đinh vào để khi tu lu quay, va chạm với đất cứng hoặc đá phần đầu nhọn không bị mòn đi. 

img

img

Dây quay (tiếng Mông gọi là "lua") được làm bằng sợi lanh hoặc dây vải chắc nối với một đoạn cây trúc. Để trái tu lu quay được lâu và không bị trượt khi thả con quay, các thanh niên người Mông thường buộc một chiếc lông gà nhỏ vào đầu dây cuốn.

img

"Tầu ví vòng" là trò chơi dành cho các trai bản người Mông có sức khỏe tốt. Trò chơi chia thành 2 đội: Một đội thả con tu lu; đội còn lại dùng sức mạnh khéo léo cùng với óc phán đoán chính xác làm sao ném tu lu của mình trúng vào tu lu của đội bạn mà vẫn quay lâu hơn là người thắng cuộc. Độ khó trò chơi này được tăng dần lên bằng cách chia làm 3 vòng đánh, vòng 1 đội bạn sẽ di chuyển địa điểm thả tu lu cách vạch đánh khoảng 3 mét; vòng 2 di chuyển tăng lên 6 mét; vòng cuối cuối cùng tăng lên 9 mét.

img

img

Anh Vừ A Trịa, bản Pha Khuâng, cho biết: Trong số 3 vòng chơi, vòng cuối cùng là khó khăn nhất. Muốn đánh trúng con tu lu của đội bạn ở vòng này, đòi hỏi người chơi không chỉ khỏe mạnh đẻ ném được trái tu lu của mình đi xa mà còn phải có sự tập luyện chăm chỉ, óc phán đoán tốt mới ném chính xác được. 

img

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Và Phỏng Sá - Phó Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết: Đánh tu lu là một trong những hoạt động nằm trong Chương trình giao lưu các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, mừng Đảng, mừng xuân, nhân dịp tết Cổ truyền dân tộc Mông năm 2020 do xã Co Mạ tổ chức bắt đầu từ ngày 27/12 đến ngày 29/12. Sau một năm lao động sản xuất cần cù, chịu khó, đây là dịp để bà con được gặp gỡ, giao lưu, rèn luyện thân thể, thể hiện tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm, qua đó góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

img

Tham gia đánh tu lu lần này có 9 đội tham gia đến từ 9 bản của xã Co Mạ, sau một buổi chiều tranh tài, với sức mạnh, sự khéo léo, phán đoán tốt, đội thi đến từ bản Co Nghề B đã giành giải nhất.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem