Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Định) nêu vấn đề: một trong những nguyên nhân gây ra ngập úng ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn là việc mất dần các ao, hồ thay vào đó là các công trình bê tông cũng như các khu dân cư lấn chiếm ao hồ này. Cần có những giải pháp nào căn cơ để khắc phục tình trạng này?.
Trả lời vấn đề của đại biểu Thông, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng: Trong quá trình phát triển đô thị hóa, việc lấp ao hồ tự nhiên là điều khó tránh khỏi và đây đúng là một trong những nguyên nhân gây ngập úng ở đô thị. Bộ trưởng cũng thừa nhận những yếu kém trong khâu quy hoạch.
"Chúng ta chưa quy hoạch bài bản, trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch của chúng ta chủ yếu đang làm về quy hoạch phát triển đô thị, các hạ tầng, dịch vụ, dân cư, nhưng chúng ta chưa tính thật sâu, thật sát đến định hướng lâu dài" – Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh. Một nguyên nhân nữa là hệ thống thoát nước của đô thị chúng ta chưa đảm bảo khi có lưu lượng mưa lớn, hệ thống đồng bộ và thể tích để chứa, để thoát chưa đáp ứng được thực tế.
Như vậy, muốn chống ngập úng đô thị, chúng ta phải giải quyết một cách đồng bộ. Trong các khu đô thị mới, trong những phát triển mới, tôi cũng rất mong muốn có nhiều ao, hồ, vừa tạo cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn để chống tràn, ngập úng của các đô thị. Chúng ta phải có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản, trong đó đề nghị phải nâng cấp các hệ thống thoát nước của các đô thị, đặc biệt là những đô thị như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần có một hệ thống thoát nước đồng bộ và bài bản.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) liên quan đến phục hồi các dòng sông "chết", Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết: Luật Tài nguyên nước đã có nội dung liên quan đến việc phục hồi các dòng sông này. Tuy nhiên, hiện các dòng sông như Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy, sông Cầu... thực chất là đang ô nhiễm nặng, còn dòng sông "chết" là dòng sông vừa ô nhiễm, vừa không có dòng chảy.
Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương cũng tích cực nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu, bởi vì hầu hết ở các khu công nghiệp xả thải ra dòng sông này, tức là nguồn thải. Xả thải ra dòng sông này chúng ta mới kiểm soát được các khu công nghiệp nhưng cụm công nghiệp và làng nghề thì chúng ta chưa xử lý được, nguồn lực chưa xử lý được nước thải bao nhiêu.
Bộ trưởng cũng thông tin thêm: Các đô thị lớn như Hà Nội, nguồn xả thải vào Bắc Hưng Hải là 260.000 m3/ngày, còn xả thải vào sông Nhuệ, Đáy thì 65% toàn là nước thải sinh hoạt mà chưa được xử lý. Hiện, Hà Nội đã làm quy hoạch và các nhà máy ở Gia Lâm và Long Biên thực hiện với công suất 180.000m3, đề nghị Hà Nội làm sớm việc này và tôi biết Hà Nội đang đốc thúc và 270.000 m3 xử lý nước xả ra sông Nhuệ Đáy.
Như vậy, thứ nhất là các địa phương cùng với nhau chung tay để thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, chính là nguồn đầu tiên.
Thứ hai là dòng sông thì phải có dòng chảy và có sự lưu thông. Hiện nay ví dụ kênh Bắc Hưng Hải có thời điểm bị treo, tức là nước ở sông Hồng không vào được Bắc Hưng Hải và hiện nay Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã làm trạm bơm cục bộ cho mùa hạn, nhưng thực chất đây không phải là giải pháp căn cơ. Chúng ta phải tính giải pháp căn cơ là giữ được nước và nước chảy được tự nhiên, lưu lượng lớn, như vậy sẽ thông được, điều hòa được dòng chảy này.
Tranh luận về vấn đề các dòng sông chết do ô nhiễm nghiêm trọng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (Lai Châu) nhấn mạnh: Theo trả lời của Bộ trưởng, liên quan đến dòng sông như vậy là do xả thải, đi qua nhiều tỉnh và mức độ xả thải lớn. Chính vì đi qua nhiều tỉnh cho nên Điều 8 Luật Bảo vệ môi trường mới giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì từ việc đánh giá nguồn xả thải đến việc xử lý môi trường. Vậy, trách nhiệm của Bộ trong việc tổ chức thực hiện luật như thế nào và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên?
Trả lời phần tranh luận của đại biểu Toàn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh thông tin: Thứ nhất, hiện nay chúng ta mới quy định vào trong luật là tổ chức quản lý lưu vực sông do Thủ tướng quyết định điều hành, chỉ đạo. Chúng ta làm một cách bài bản về xây dựng thể chế trong nội dung này.
Thứ hai, trong thời gian vừa qua Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công an đã phối hợp, các địa phương cũng đã thanh tra, kiểm tra và xử phạt với nhiều vi phạm. Tuy nhiên, hiện nay thực chất các dòng sông của chúng ta đang ô nhiễm về nước thải sinh hoạt, cụm công nghiệp, làng nghề chúng ta tham gia kiểm tra, giám sát những nơi đã có hệ thống xử lý nước thải.
Việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các địa phương ở trên các lưu vực sông vừa qua đã tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc giám sát và sau đó có những kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm các vi phạm này.
Tuy nhiên, đại biểu tranh luận tại sao dòng sông vẫn thế và ngày càng có vẻ ô nhiễm nặng hơn. Báo cáo với đại biểu, chúng ta phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu dùng nước sẽ tăng lên, trong 50 năm tăng lên 3 lần và hiện nay càng phát triển thì các đô thị, đặc biệt các dòng sông như Nhuệ, Đáy, sông Cầu, sông Bắc Hưng Hải, khu công nghiệp, rồi dân cư càng ngày càng lấp đầy hơn, càng ngày càng tăng mật độ xây dựng với mật độ dân cư hơn, đô thị hóa, cho nên nếu như nước thải sinh hoạt thì chúng ta sử dụng nhiều hơn.
Chưa kể, nước thải sinh hoạt hiện nay không phải như nước sinh hoạt của thời cha ông mình trước, nước thải sinh hoạt chúng ta bây giờ cũng là hóa chất, từ dầu gội đầu, từ nước rửa chén bát, từ nhà cửa dùng các hóa chất trong nước thải sinh hoạt, cho nên việc này cần thiết phải xử lý nguồn thải và như tôi nói cần phải tạo được dòng chảy để hòa tan.
Việc này Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp thu ý kiến của đại biểu sẽ tổng hợp và sẽ có những đề án phối hợp với các Bộ báo cáo với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Đề án thí điểm, đề nghị với Thủ tướng Chính phủ cho Đề án nghiên cứu thí điểm tổng thể của 2 dòng sông, đó là sông Bắc Hưng Hải và sông Nhuệ, sông Đáy, chắc chắn phối hợp với các địa phương để có lộ trình, kế hoạch để xử lý môi trường thành công cho các dòng sông này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.