Tôi còn nhớ, trong lịch sử có cụ Đặng Huy Trứ, là một nhà nho và suốt cuộc đời làm quan của mình đã tổng kết lại thành một cuốn sách rất hay xung quanh chuyện khi nào nên nhận quà và khi nào không nên nhận, có tiêu đề “Từ phụ yếu quy”.
Trong cuốn sách đó, ông quan niệm “quà cáp cũng là thứ chứa đựng tình nghĩa”. Tuy nhiên, cũng trong cuốn sách, sau khi liệt kê ra 108 trường hợp được coi là “hối lộ”, và chỉ có 5 trường hợp có thể được phép nhận quà thì ông cũng kết luận rằng: Để làm được như vậy là rất khó, nên chỉ là để răn dạy con cháu trong nhà.
Nói như vậy để thấy rằng, để quản lý chuyện quà cáp “trá hình” là rất khó. Thậm chí không thể kiểm soát được. Ở nước ngoài, người ta có những quy định cụ thể trong lĩnh vực tài chính. Mọi nguồn thu nhập đều công khai, minh bạch qua tài khoản nên không thể giấu diếm những nguồn tài chính bất minh được.
Còn ở nước ta chưa đạt như vậy nên sẽ khó quản lý. Vấn đề là ở chỗ chúng ta phải quản lý xã hội chặt chẽ hơn. Cùng với đó, phải nâng cao “quan” trí, người làm quan phải tự giữ được liêm sỉ của mình. Có như vậy mới có thể đẩy lùi nạn biếu xén mang tính hối lộ.
Phương Hà (ghi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.