Đóng cửa phiên giao dịch 31/10, chỉ số VN-Index giảm 2,07 điểm (0,21%) xuống 998,82 điểm; HNX-Index giảm 0,66% xuống 105,19 điểm và UPCom-Index giảm 0,05% xuống 56,23 điểm. Thanh khoản thị trường khá tốt với giá trị khớp lệnh 3 sàn khoảng 3.600 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 120 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào các Bluechips như VNM (162,7 tỷ đồng), MSN (40 tỷ đồng), POW (17,8 tỷ đồng)…
VN-Index đã thủng mốc 1.000 điểm.
Áp lực bán mạnh tại nhiều Bluechips khiến thị trường không giữ được mốc 1.000 điểm. VNM đóng cửa giảm 2.000 đồng xuống 130.000 đồng là cổ phiếu tác động tiêu cực nhất tới thị trường. Trong phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng hơn 1 triệu cổ phiếu VNM.
Dù vậy, nhiều Bluechips như BVH, FPT, GAS, MSN, STB, BHN, VJC, PNJ, POW, VHM, BID, HDB vẫn giữ được sắc xanh giúp thị trường không giảm quá nhiều.
Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí…nhìn chung giao dịch khá ảm đạm, phản ánh tâm lý thị trường.
Vừa công bố báo cáo tài chính quý 3 với kết quả tốt nhưng cổ phiếu GEX của Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam - vẫn giảm điểm sau 1 phiên tăng mạnh.
Chốt phiên, GEX giảm 500 đồng (2,33%) về mốc 21.000/cổ phiếu. Đây là mức giảm khá bất ngờ bởi trong phiên trước đó GEX có mức tăng khá ấn tượng lên tới 3.37%. Lên xuống thất thường, nhìn chung 1 tháng qua GEX đã giảm tới 7,49% giá trị.
Được biết, trong quý III vừa qua, Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.903 tỉ đồng, tăng gần 2% so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận gộp cải thiện 16,6% lên mức 737 tỉ đồng, tương ứng với biên lãi gộp 19%.
Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex.
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 77% còn 51 tỉ đồng. Theo giải trình của công ty, trong quý III/2018 Gelex phát sinh lãi từ thanh lí khoản đầu tư vào Công ty cổ phần KIP Việt Nam nhưng quý III năm nay không có khoản lãi nào tương tự.
Ngoài ra, chi phí tài chính tăng hơn 64% so với cùng kì, lên 208 tỉ đồng do Gelex mở rộng hoạt động đầu tư. Vì những nhân tố này nên lợi nhuận sau thuế của Gelex trong quý vừa qua giảm 41% xuống còn 252 tỉ đồng.
Tổng tài sản tại ngày 30/9 của Gelex xấp xỉ 21.000 tỉ đồng, tăng 21,8% so với ngày đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 39,5% tổng tài sản. Tài sản dài hạn xấp xỉ 12.700 tỉ đồng, tăng trưởng 39%, chủ yếu đến từ tăng trong tài sản cố định hữu hình (thêm 907 tỉ đồng) và đầu tư tài chính dài hạn (thêm 2.525 tỉ đồng).
Về đầu tư tài chính dài hạn, trong 9 tháng đầu năm là khoảng thời gian mà Gelex có nhiều quyết định khá táo bạo. Cụ thể, Gelex và một công ty con là Gelex Electric đã chi ra gần 2.500 tỉ đồng để mua xấp xỉ 112 triệu cổ phiếu VGC, chiếm 24,96% vốn điều lệ của Tổng công ty Viglacera - CTCP.
Đầu tháng 10 này, Gelex đã bán 30 triệu cổ phiếu VGC nhưng Gelex Electric lại mua vào đúng 30 triệu cổ phiếu VGC nên sở hữu của cả nhóm Gelex tại Viglacera không thay đổi.
Hiện nay, nhóm Gelex là cổ đông lớn thứ hai của Viglacera, chỉ đứng sau Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Viglacera từ ngày 26/6 năm nay. Cùng ngày, bà Đỗ Thị Phương Lan - Thành viên HĐQT Gelex cũng được bầu vào Hội đồng quản trị Viglacera.
Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Gelex tương đương gần 60% tổng tài sản tại ngày 30/9 và tăng 3.235 tỉ đồng (34,9%) so với ngày đầu năm.
Đầu tháng 10 này, cái tên Gelex được nhắc đến nhiều do có liên quan tới vụ việc nước sinh hoạt lấy từ sông Đà nhiễm dầu bẩn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng vạn người dân thủ đô.
Cụ thể, Gelex sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (Gelex Energy), Gelex Energy lại sở hữu cổ phần chi phối 60,64% của Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà.
Sau vụ việc này, Nước sạch Sông Đà đã thông báo sẽ không thu tiền nước1 tháng của người dân trong khu vực xảy ra sự cố.
Thị trường chứng khoán vừa có phiên giao dịch thăng hoa, sắc xanh bao phủ khiến VN-Index chính thức chinh phục được mốc...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.