Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
FLC được phép chào bán gần 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuần qua đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Tập đoàn của ông Trịnh Văn Quyết sẽ chào bán hơn 299,6 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu với giá trị theo mệnh giá trên 2.996 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện là 42,2%, tức là cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ có quyền mua thêm 422 cổ phiếu phát hành thêm.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tuần qua đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Thời gian phân phối trong vòng 90 ngày kể từ ngày 5/8, tức là chậm nhất vào ngày 5/11 sẽ hoàn thành đợt chào bán này.
Toàn bộ số tiền 2.996 tỷ đồng dự kiến thu được từ đợt phát hành thêm sẽ được dùng để bổ sung vốn lưu động của tập đoàn và thực hiện một số dự án. Một số thông tin cho rằng, FLC có thể sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng thay vì hơn 7.000 tỷ đồng như hiện tại.
Điều đáng nói là hiện tại, cổ phiếu FLC mới đạt hơn 4.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn nhiều mức giá tối thiểu mà FLC chào bán sắp tới.
Đại gia Mai Hữu Tín giải thích việc "giết chết" thương hiệu Gỗ Trường Thành
Chia sẻ tại một diễn đàn tuần qua, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng U&I (U&I Group) tiết lộ, khi mua Gỗ Trường Thành (TTF), ông chấp nhận phải "giết chết" thương hiệu này. Nguyên nhân theo ông bởi không thể giữ thương hiệu mà người sáng lập đã gây rất nhiều lỗi với cổ đông.
Theo ông, U&I đã tính toán thay đổi tên Trường Thành mà vẫn giữ nguyên mã chứng khoán là TTF. Quyết định cuối cùng là đổi sang tên ToTal Furniture Corporation.
U&I đã xác định TTF là công ty nội thất đứng hàng đầu châu Á dựa trên 3 giá trị cốt lõi là tốc độ, giá trị và sự minh bạch.
Trước đó, năm 2018, doanh thu thuần của TTF đạt 1.045 tỷ đồng, giảm 23% so với năm trước và chỉ hoàn thành 69% kế hoạch năm. Lỗ trong năm 2018 của TTF là 805 tỷ đồng, qua đó lỗ lũy kế của đơn vị này là hơn 2.120 tỷ đồng.
Thế Giới Di Động lộ chuỗi "Điện Thoại Siêu Rẻ"
Tuần qua, giới đầu tư bất ngờ khi có thông tin, một bảng hiệu cửa hàng nhỏ có tên Di Động Siêu Rẻ xuất hiện trên đường Lê Đức Thọ (Quận Gò Vấp, TP.HCM). Tấm biển có màu đỏ và trắng, phía dưới có dòng chữ “Thành Viên Thế Giới Di Động”.
Cửa hàng "Điện Thoại Siêu Rẻ" là hướng đi mới của Thế Giới Di Động.
Lên tiếng sau đó trên báo chí, đại diện Thế Giới Di Động đã thừa nhận sự tồn tại của cửa hàng này. Mục đích chính của chuỗi cửa hàng này là phục vụ những người dùng cần mua điện thoại với mức giá rẻ. Cách làm là công ty sẽ cắt giảm tối đa các dịch vụ đi kèm hoặc thu lại quà khi khách hàng mua máy.
Theo tiết lộ, chuỗi cửa hàng này chính thức đi vào hoạt động đầu tháng 8. Đây được coi là hướng đi mới của Thế Giới Di Động để cạnh tranh với điện thoại xách tay.
Trước đó, Thế Giới Di Động đã mở thêm lối kinh doanh đồng hồ và sau đó là mặt hàng mắt kính.
Ông Trần Bá Dương thành cổ đông lớn công ty của Bầu Đức
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Thaco) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu tại Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh (HAGL Agrico).
Trước đó, ông Dương đã mua 50 triệu cổ phiếu HNG qua đó nâng tổng số sở hữu tại đây lên 80 triệu cổ phiếu, tương đương 9% vốn. Theo tính toán, tổng sở hữu của ông Dương và các công ty có liên quan là hơn 166 triệu cổ phiếu HNG, tương đương gần 19% vốn HNG.
Mới đây, HAGL Agrico cũng đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi với số lượng hơn 221.700 trái phiếu.
Tổng sở hữu của ông Trần Bá Dương và các công ty có liên quan là hơn 166 triệu cổ phiếu HNG, tương đương gần 19% vốn HNG.
Giá chuyển đổi 10.000 đồng/cp, tỷ lệ chuyển đổi là 1:1.000, tương ứng số lượng cần phát hành thêm gần 222 triệu cổ phiếu. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của HAGL Agrico sẽ tăng từ 8.868 tỷ đồng lên 11.085 tỷ đồng.
Vietjet của bà Nguyễn Thị Phương Thảo bắt tay Grab, Swift147
Tuần qua, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với hãng công nghệ cung cấp dịch vụ chuyển phát hàng không siêu tốc Swift247 (Swift247) và Công ty TNHH Grab (Grab).
Theo giới thiệu, bằng giải pháp công nghệ của Swift247, Grab và Vietjet sẽ kết nối các phương tiện vận chuyển hàng không với đường bộ trong dịch vụ giao hàng "siêu hỏa tốc".
Trong giai đoạn đầu, khách hàng sử dụng dịch vụ "siêu hỏa tốc" của Swift247 sẽ có thể vận chuyển hàng hóa thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận hàng hóa GrabExpress của Grab và máy bay Vietjet với thời gian vận chuyển giữa TP.HCM và Hà Nội chỉ từ 5 giờ.
Khách hàng có thể theo dõi chặng đường hàng hóa di chuyển một cách nhanh chóng và tiện lợi trên website và ứng dụng Swift247.
Ngay trong phiên giao dịch đầu tuần mới, 05/08, VN-Index lao dốc mạnh với hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ cùng giảm giá. Chốt...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.