Đại sứ Nga tại LHQ tuyên bố thẳng thừng về cơ hội chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Tuấn Anh (Theo Pravda) Chủ nhật, ngày 22/01/2023 16:02 PM (GMT+7)
Cuộc xung đột ở Ukraine có thể kết thúc bằng các biện pháp ngoại giao hoặc quân sự, tuy nhiên, điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi Moscow đạt được mục tiêu của mình.
Bình luận 0
Đại sứ Nga tại LHQ tuyên bố thẳng thừng về cơ hội chấm dứt chiến tranh ở Ukraine - Ảnh 1.

Xung đột Ukraine chỉ kết thúc khi Nga đạt được mục tiêu của mình, tuy nhiên Kiev không chấp nhận những điều kiện đó.

 Đại sứ Nga tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết: "Cơ hội để giải quyết xung đột sẽ chỉ xuất hiện khi Ukraine không còn là mối đe dọa đối với Nga và không còn phân biệt đối xử với những người Ukraine nói tiếng Nga". 

 "Nếu kết quả này có thể đạt được thông qua đàm phán, chúng tôi sẵn sàng cho một kịch bản như vậy. Nếu không, mục tiêu của chúng tôi sẽ đạt được bằng biện pháp quân sự", ông nói thêm.

 Nga không chiến đấu chống lại người dân Ukraine. Nga đang chiến đấu chống lại "chế độ lên nắm quyền vào năm 2014" sau cuộc đảo chính ở Kiev, nhà ngoại giao này cho biết.  "Ukraine, trên thực tế, đã trở thành PMC (lính đánh thuê) của NATO. Nước này nhận được tiền, vũ khí và dữ liệu tình báo. Ukraine nhận được chỉ thị tấn công mục tiêu nào và ở đâu. Chính người dân Ukraine phải gánh chịu hậu quả đầu tiên và người dân Ukraine là buộc phải chiến đấu vì nhiệm vụ của người khác", ông Vasily Nebenzya nói.

Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho biết, mọi thứ có thể đã kết thúc khác đối với Ukraine, nếu Kiev thực hiện các Thỏa thuận Minsk hiện đã không còn tồn tại được ký kết vào năm 2014 và 2015 "trong nỗ lực mở đường cho hòa bình bằng cách trao Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk có vị thế đặc biệt là một phần của nhà nước Ukraine". 

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel và cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande sau đó đã xác nhận rằng cả Tổng thống đương nhiệm Ukraine Volodymyr Zelensky, những người tiền nhiệm của ông cũng như Pháp và Đức, những người tham gia vào quá trình Thỏa thuận Minks, đều không bao giờ có ý định thực hiện chúng. Quá trình ngoại giao này chỉ phục vụ như một "màn khói", đằng sau đó họ đã bí mật vũ trang Ukraine chống lại Nga. 

 Lời thú tội của bà Merkel và ông Hollande đã gây náo động ở Moscow. Các quan chức Nga gọi đó là sự phản bội chính thức. 

Vào tháng 12, Ukraine đã đưa ra ý tưởng về Hội nghị Thượng đỉnh Hòa bình Toàn cầu dựa trên "công thức hòa bình" của Zelensky. Trong công thức đó, trong số những điều khác, Zelensky yêu cầu Nga nên rút quân khỏi tất cả các lãnh thổ của Ukraine. Moscow đã bác bỏ kế hoạch này vì nó phớt lờ tình trạng mới của Donetsk và Luhansk, các vùng Kherson, Zaporozhye (Zaporizhzhia) và Crimea là một phần của Nga. 

 Bây giờ Kiev có một "ý tưởng" mới: Chính quyền Ukraine muốn tổ chức một "hội nghị thượng đỉnh hòa bình" tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York vào ngày 24/2 (kỷ niệm một năm kể từ khi bắt đầu hoạt động đặc biệt), nhưng không có sự tham gia của Moscow. Theo hãng tin AP, Tổng thống Ukraine Zelensky đã lên kế hoạch đến thăm New York vào tháng 2 để phát biểu tại cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng gồm 193 thành viên vào đêm trước kỷ niệm một năm chiến sự Ukraine vào ngày 24 tháng 2. 

 Ukraine muốn Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hai nghị quyết: đầu tiên trong số họ sẽ hỗ trợ công thức hòa bình mười điểm của Ukraine, bao gồm khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và rút quân đội Nga; thứ hai sẽ thành lập một tòa án để truy tố tội ác xâm lược. "Các cuộc đàm phán hòa bình có thể bắt đầu sau khi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua các nghị quyết hoặc sau khi hội nghị thượng đỉnh được đề xuất được tổ chức", Thứ trưởng Ngoại giao Ukraine Emine Dzhaparova cho biết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem