Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cụ thể, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu vẫn còn tồn tại trên khu vực Hà Nội (Thạch Thất, Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn, Tây Hồ, Thường Tín).
Cảnh báo khoảng 30 phút đến 3h tới, các ổ mây đối lưu trên có xu hướng tiếp tục phát triển gây mưa cho khu vực nói trên, sau đó lan sang các quận nội thành Hà Nội như Hoàng Mai, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên,... Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: cấp 1.
Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội cho biết, tính từ ngày 6/9 đến 7h sáng 9/9, dông lốc, mưa bão xảy ra trên địa bàn thành phố đã làm 4 người chết, 17 người bị thương.
Bên cạnh đó, dông lốc, mưa bão đã làm 101.721 cây xanh các loại bị gãy đổ, bật gốc, 1.790 cây bị gãy cành. Địa phương có nhiều cây xanh bị gãy đổ, gồm: Huyện Phú Xuyên với 11.346 cây, Chương Mỹ 7.764 cây, Gia Lâm 4.868 cây, Thanh Trì 4.793 cây, Thường Tín 4.328 cây...
Dông lốc, mưa bão còn làm 28.607 mái nhà, chuồng trại chăn nuôi lợp tôn bị lật, 476 sự cố về điện, 880 cột điện gãy đổ, 189 ô tô và 13 mô tô bị hư hỏng do cây đổ...
Đặc biệt, mưa lớn và dông bão gây thiệt hại nặng trong sản xuất nông nghiệp của khu vực ngoại thành. Thống kê của các quận, huyện, thị xã tới 7h sáng nay, Hà Nội có 2.243ha lúa, 2.435ha rau màu, cây ăn quả, cây hàng năm bị ngập; 24.361ha lúa, 36.424ha rau màu, cây ăn quả, cây hàng năm bị ảnh hưởng, đổ, dập nát; 408ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.