Tháng 5, mới đầu mùa khô thế nhưng tại cánh đồng thôn Đông, xã An Vĩnh cùng với số đã trơ đáy, các giếng còn lại để cung cấp nước tưới cho cây trồng tại đây (chủ yếu là hành) mực nước cạn chỉ còn xấp xỉ 1 gang tay.
Người dân bơm nước...
... để gom về một giếng lấy nước tưới cho hành.
Với lượng nước như vậy thì không đủ để bơm tưới cho cây trồng nên người dân nơi đây đã bơm các giếng xung quanh dồn nước về 1 giếng lấy nước tưới. Ngoài cách trên, người dân Lý Sơn còn dùng bao cát để tạm lấp 1 phần nhằm thu hẹp đáy dồn nước trong giếng lại; dùng bạt ni lông lót dưới đáy...
Đáy giếng lót bạt để chống thất thoát nước và tránh cho nước mặn xâm nhập vào nguồn nước ngọt.
Lót bạt ni lông và dùng bao đất để thu hẹp đáy giếng để lấy nước tưới
Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, nếu như năm 2012, trên đảo chỉ có 546 giếng khoan và đào thì gần đây, qua kiểm tra thực tế đã tăng lên gần gấp 5 lần. Theo đó ước tính tổng trữ lượng khai thác nước thực tế trên 21.000 m3/ngày, trong khi trữ lượng dự báo cho phép chỉ 15.626 m3/ngày.
Một góc cánh đồng trồng hành tại thôn Đông, xã An Vĩnh
Việc nước ngầm bị khai thác dữ dội như vậy dẫn đến tình trạng nhiễm mặn ngày càng lan sâu vào đảo về mùa khô. Theo đó không chỉ giếng nước phục vụ tưới tiêu ở các cánh đồng, mà cả số giếng phục vụ sinh hoạt tại các khu dân cư trên đảo bị nhiễm mặn ngày càng tăng.
Một giếng nước cung cấp nước tưới cho hành, tỏi ở cánh đồng thôn Đông, xã An Vĩnh
Vì vậy UBND huyện Lý Sơn đã cấm không cho tổ chức và cá nhân trên đảo đào, khoan thêm giếng để lấy nước ngọt sinh hoạt, sản xuất (trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến an ninh quốc phòng).
Vui lòng nhập nội dung bình luận.