Dân gian

  • Nam bộ là vùng đất có nhiều cơ sở tín ngưỡng với những lễ hội dân gian, lễ hội tôn giáo mà tầm ảnh hưởng cũng như quy mô lan tỏa lớn mang tính vùng và liên vùng.
  • Trâu là con vật nuôi quen thuộc, được người nông dân ví là đầu cơ nghiệp. Đồng ruộng mênh mông, người dân miền Tây Nam bộ ra công khai phá và con trâu đã giúp họ rất nhiều trong quá trình sản xuất. Chẳng may, vì lí do nào đó hoặc trâu bị chết, người ta mới xẻ thịt để có thứ cải thiện bữa ăn. Thịt trâu làm khô, thịt trâu hầm sả,… nhưng ấn tượng nhất có lẽ là thịt trâu kho tương.
  • Ở xứ Mường, theo quan niệm của đồng bào, các cô gái khi Lễ thành hôn, đi làm dâu ai cũng được mẹ sắm cho một con dao nhỏ. Con dao này chính là vật trừ “tà ma, tà khí” trên đường rước dâu về nhà chồng.
  • Chuối là loại cây ăn quả, ngon và bổ. Vào quãng tháng Hai, tháng Ba trong lúc chờ trời mưa xuống, công việc đồng áng rảnh rang, người dân quê miền sông nước Cửu Long còn dùng chuối để làm món kem ăn chơi.
  • Theo Bộ Văn hóa, Thể thao- Du lịch (VHTTDL), tổng kết sơ bộ, lễ hội năm 2015 đã giảm tối đa những tệ nạn như đổi tiền lẻ, chặt chém, bắt chẹt du khách... Tuy nhiên, mặt tiêu cực là xảy ra hiện tượng bạo lực, cướp lộc tại nhiều lễ hội.
  • Duy trì những lễ hội đầy rẫy hành vi bạo lực, sặc mùi kim tiền thì chẳng khác nào đang giết dần di sản văn hóa của dân tộc. Lễ hội nào mà có trò “cướp, giết” thì sẽ không thể kiểm soát được do tâm lý đám đông dễ làm lây lan hành vi vô văn hóa.
  • Mùa Xuân, những cây bằng lăng ven con đường làng, những cây được chăm sóc trong khuôn viên trường học bắt đầu thay đi lớp lá già cằn cỗi. Chồi non chớm nhú, cũng là lúc những cánh hoa màu tím bắt đầu nở, đem đến hương vị cho đời.
  • Nhiều đời nay, với cư dân làng vạn chài sống dưới vách núi Pha Long thuộc Mường Ca Da, họ vẫn truyền tai nhau về một loại "cây thần có khả năng cải tử hoàn sinh”. Thực hư câu chuyện này ra sao?, chúng tôi đã tìm về thượng nguồn sông Mã để tìm hiểu...
  • Cư dân miền Tây Nam bộ thường cất nhà dọc theo các triền sông hay ven bờ kênh, rạch. Bước chân ra cửa là bước xuống xuồng ba lá, hay ghe tam bản để đến nơi cần đến. Và cũng trên các xẻo rạch đó, mỗi buổi trưa hè các bà, các chị chèo xuồng thoăn thoắt, miếng không ngớt tiếng rao: "Ai ăn xương sâm, xương sáo hôn!"
  • Nhớ những Rằm tháng Giêng các năm qua, thèm các lễ hội “dân gian toàn tòng” (hơi bị hiếm), né các bầu không khí nghệ thuật lập trình... để nghe tiếng thiên nhiên lộng lẫy và nhịp đập trái tim bạn bè quý nhau hú nhau, gió sương bụi bặm nhưng rào rạt tung tẩy ngẫu hứng. Đi kiểu vậy, chúng tôi vào tận Tổ đình Long Tường chân mây góc trời để ngắm một… "phẩm hạnh" cây gõ đỏ.