Dân gian

  • Ở miền Tây Nam bộ, rơm lúa mùa khô và ngả màu vàng đặc trưng của vùng đất xứ phèn mặn. Sau khi xúc lúa vô ví trong bồ, người ta bắt đầu bó rơm rồi dùng chiếc đòn xóc bằng tre, vót nhọn hai đầu, đem những bó rơm ấy chất thành đống lớn phía sau nhà hay ở góc sân gần mé ruộng. Dân gian gọi đó là những cây rơm.
  • Sau khi gặt hái xong, khoảng một đến hai tháng trong mùa hạn, trước tết Chuôl Chnam Thmay, đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức đám làm phước, dân gian còn gọi là lễ cầu an.
  • Tại đình làng Vĩnh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước, Bình Định - nơi thờ Danh nhân văn hóa Đào Tấn và tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian của dân làng Vinh Thạnh có hai cây Gòn cổ. Hai “cụ Gòn” không biết có từ bao giờ nhưng ước cũng hàng trăm năm, thân to đến mấy sải tay, gốc sù sì. Qua năm tháng, cả hai "cụ Gòn" đều đang mục ruỗng một bên thân cây…
  • Đình làng Vinh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước, Bình Định - nơi thờ danh nhân văn hóa Đào Tấn và tổ chức các sinh hoạt văn hóa dân gian của dân làng Vinh Thạnh. Nơi đây có hai cây “cụ Gòn” gốc xù xì cổ kính, thân to đến mấy sải tay người ôm không xuể…
  • Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
  • Ngày trước, dầu thực vật bán trên thị trường khan hiếm, người ta thắng dầu dừa để chiên, xào thức ăn. Dầu dừa cũng được dùng để cho những cô gái miền quê Tây Nam bộ xức tóc, làm đẹp.
  • Bông sen có hai màu, sen trắng hoặc sen hồng. Hình ảnh hoa sen rực rỡ "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" là biểu tượng đẹp của một loài hoa đồng nội. Hoa sen là loại hoa dân dã nhưng cũng đẹp một cách kiêu kỳ, sang trọng... Bông sen khi thụ phấn sẽ tượng hình thành những búp sen.
  • Mùa khô, tháng nắng người dân quê thường hay đi đào hang bắt chuột. Chuột mà người dân quê thường bắt ăn thịt là chuột cơm. Còn những loại chuột nhắt, chuột chù,… sống trong nhà để phá hoại đồ đạc, người ta chỉ đập bỏ chứ không ăn, bởi thịt chúng rất hôi.
  • Rau má là loại thực vật mọc hoang hay bò lan trên mặt đất. Đặc biệt rau má thích sống dưới các gốc cây lớn trong vườn rậm, đất ẩm, hay giữa các luống mía có nhiều lá mục. Những buổi trưa hè, người bình dân ra vườn nhổ những bụi rau má về để nấu canh hoặc đâm nước uống cho mát.
  • Từ những năm 50 của thế kỉ trước, người dân miền Tây Nam bộ đã có thói quen uống cà phê vào buổi sáng sớm. Họ coi đây như món điểm tâm không thể thiếu được cho đến tận ngày nay.