Dân gian
-
Cư dân ven sông Hồng- con sông mẹ của đồng bằng Bắc Bộ từ hàng ngàn năm nay, cứ dịp tết đến xuân về lại hành lễ rước nước trên đê để cầu mùa màng may mắn, bội thu.
-
Ở nông thôn vùng sông nước miền Tây Nam bộ, thường nhà nào cũng có ao, đìa. Đìa là ao lớn ở giữa ruộng và vườn. Khi mùa hạn đến, cá trên đồng xuống sống, gặp đìa chất đầy chà, nước sâu, cá xuống đó trú ẩn, ... Để có cá ăn Tết, người ta tát ao, đìa để bắt cá.
-
Những năm gần đây, ở Hà Nội bắt đầu rộ lên phong trào chơi hoa thủy tiên – một trong những loài hoa có cách chơi hết sức cầu kỳ. Đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán, hoa thủy tiên không những được tiêu thụ mạnh ở các chợ hoa mà còn được mua bán sôi động trên các diễn đàn mạng.
-
Từ bao đời nay, dân gian truyền nhau câu nói “Vắng như chùa Bà Đanh”... nhằm ám chỉ ngôi chùa cổ nằm ở bên tả dòng sông Đáy, thuộc làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng – Hà Nam), vốn hiu quạnh, vắng khách viếng thăm.
-
Hoa mai cực đẹp lại trổ ngay trong tiết đông đầy sương giá (“Mai sinh phải tuyết lạnh chẳng hiềm” – Nguyễn Trãi, Tự thuật), nên thế nhân đã tôn tụng mai là “hoàng hậu của các loài hoa”.
-
Ngữ nguyên của “nhậu” là uống. Uống rượu thì gọi là nhậu rượu, nhưng ngộ cái là uống nước, hay uống cà phê không ai nói “nhậu nước”, “nhậu cà phê” bao giờ.
-
Ở nước ta hiện nay, thịt dê được coi là đặc sản với các món: tái dê, lẩu dê, thịt dê hầm, thịt dê nướng,... Mỗi món ăn đều qua các cách nấu nướng khác nhau và có hương vị riêng của nó.
-
Mỗi khi tết đến, xuân về, người Việt Nam ai cũng quá quen thuộc với phong bao lì xì đỏ thắm. Thế nhưng phong tục này khởi thủy từ đâu?
-
Ở miền Tây Nam bộ, cứ vào chiều tối 30 (hay 29), nấu nướng xong xuôi, vợ chồng con cháu tựu họp đủ mặt là bắt đầu dọn đồ cúng để làm lễ rước ông bà.
-
Theo phong tục ở nhiều nơi trong các làng quê Việt, sau ngày cúng đưa ông Táo 23 tháng chạp là nhà nhà chuẩn bị đón tết Nguyên đán - tết lớn nhất trong năm. Để có thịt kho nước dừa, có mỡ gói bánh tét, bánh chưng, người dân trong các làng quê thường rủ nhau đụng lợn (heo)… chia thịt ăn tết.