Dân làng

  • Ở thôn Tà Lâu, xã Ba, huyện Đông Giang, Quảng Nam, già làng Đinh Văn Bớt (67 tuổi) là người chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ của người Cơ Tu thuần thục và điêu luyện. 
  • Tầm tháng Sáu, nước trong veo và thường cạn vào lúc hừng đông, đó là lúc mà cá tép từ trong ao hồ lội ra sông để kiếm ăn. Dân quê tôi gọi thời điểm này là mùa đặt dớn.
  • Mỗi khi đến những làng quê trên đất Việt, nhiều du khách lại tự hỏi: tại sao những cây cổ thụ còn ở lại với con người cứ là cây đa, cây si? Đó chẳng phải những cây cho gỗ tốt, cây ăn quả, nhưng cái bóng của nó cứ chở che mát rượi trong ký ức tâm hồn bao người dân Việt Nam.
  • Những năm tháng tuổi thơ tôi gắn liền với đầm sen rộng mênh mông của ông nội, người được xem là đã khai sinh ra nghề trồng sen lấy hạt ở làng tôi.
  • Khung cảnh làng quê Duy Vinh (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) tuyệt đẹp khi được nhuộm thêm những gam màu rực rỡ từ những chiếc chiếu cói phơi khắp con đường, ngõ hẻm. Vùng đất này, hầu như nhà nào cũng làm chiếu, dù kinh tế khó khăn nhưng nghề dệt chiếu cói thủ công luôn được người dân “thắp lửa”.
  • Là tộc người có số dân ít nhất trong số 5 dân tộc rất ít người ở Việt Nam, nhưng đến nay người Brâu - hiện tập trung cư trú tại xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), vẫn giữ được lễ hội đâm trâu, một lễ hội truyền thống với ý nghĩa cầu mong cho dân làng làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu, không có dịch bệnh... 
  • Với người Mạ ở tỉnh Lâm Đồng, lễ hội Yang Koi – cúng thần lúa là lễ cúng quan trọng và lớn nhất trong năm. Lễ hội được thực hiện vào khoảng tháng 2-3 âm lịch, khi đồng bào đã thu hoạch xong mùa màng. 
  • Được vinh danh Cây di sản chưa được bao lâu, 2 "cụ cây” hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa bỗng dưng “đổ bệnh” rồi chết trước sự tiếc nuối của người dân địa phương.
  • Thuở bé, tôi cứ bị ám ảnh bởi câu nói của người già: làng mình toàn “bờ xôi, ruộng mật”. Chẳng rõ thực hư về đồng đất quê mình màu mỡ, quý giá nhường nào nhưng những bờ ruộng, chân đê thì luôn in dấu trong kí ức lũ trẻ bọn tôi cho đến khi trưởng thành đi làm ăn xa.
  • Làng Kon Jong, xã Ngok Reo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum sắp khánh thành nhà rông văn hóa vào đúng ngày hội Đại đoàn kết toàn dân. Đây là dịp để tiếng chiêng của làng ngân khắp núi rừng báo cho thần núi, thần sông, thần rừng... về vui với dân làng KonJong. Mặc dù rất bận, già làng A Duah vẫn bắt tay vào chỉnh âm cho từng chiếc chiêng mẹ chiêng con.