Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm về vị trí của vợ có giống các cặp đôi nghìn tỷ khác?

Gia Linh Thứ sáu, ngày 22/02/2019 18:53 PM (GMT+7)
Với Đặng Lê Nguyên Vũ, "vợ phải ra vợ, trên dưới rõ ràng". Trong khi với nhiều tỷ phú khác, vợ là người phụ nữ đứng sau những thành công của chồng.
Bình luận 0

“Chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ, trên dưới rõ ràng”, đó là quan điểm của ông chủ Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đưa ra tại phiên xét xử ly hôn giữ ông và vợ là bà Lê Hoàng Thảo Diệp trong 2 ngày qua.

Ông Vũ cho biết cái gì cũng phải có đạo lý của nó. Ví như trong gia đình thì chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ, trên dưới rõ ràng.

img 

Không chỉ cặp vợ chồng vua cafe Đặng Lê Nguyên Vũ mà tại Việt Nam còn không ít cặp vợ chồng đang cùng nhau xây dựng doanh nghiệp ngày từ những ngày đầu cho đến khi  "đứa con chung" lớn mạnh và trở thành những khối tài sản khổng lồ. Liệu quan điểm "phụ nữ về lo gia đình" của Đặng Lê Nguyên Vũ có đúng với những cặp vợ chồng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán Việt?

 Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – Nguyễn Thanh Hùng (Vietjet)

img 

Vị đại gia bí ẩn chống lưng cho tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo chính là ông Nguyễn Thanh Hùng, chồng bà Thảo

Tại Vietjet, dù cả ông Nguyễn Thanh Hùng và bà Nguyễn Thị Phương Thảo (vợ ông Hùng) đều trong HĐQT của công ty nhưng cứ nhắc đến Vietjet người ta sẽ nhớ ngay tới tên tuổi của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Cùng giữ vai trò Phó chủ tịch, bà Thảo còn kiêm nhiệm thêm vị trí Tổng giám đốc, vị trí điều hành trực tiếp hoạt động của doanh nghiệp. Trong hầu hết hoạt động của Vietjet từ khi thành lập đều có dấu ấn của vị nữ tỷ phú này.

Cũng tại đây, ông Hùng chỉ nắm giữ 0,82% vốn công ty, còn tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Thảo lên tới 7,3%. Ngoài ra, bà còn gián tiếp sở hữu 23,81% vốn công ty thông qua Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny (do bà Thảo sở hữu 100% vốn).

Thậm chí, tại Công ty cổ phần Sovico - doanh nghiệp chủ chốt trong hệ sinh thái của 2 vợ chồng doanh nhân này, vị trí Chủ tịch HĐQT hiện cũng do bà Thảo nắm giữ, còn ông Hùng nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng sáng lập.

Để có sự thành công như ngày hôm nay, vị đại gia bí ẩn nào chống lưng phía sau cho bà Thảo chính là ông Nguyễn Thanh Hùng.

Ông Trần Đình Long - Vũ Thị Hiền (Hòa Phát)

img 

Ông Trần Đình Long - Vũ Thị Hiền (vợ) căn bằng sở hữu và cùng điều hành Hòa Phát

Khởi đầu từ một xưởng kinh doanh, ông Trần Đình Long là một trong những cổ đông sáng lập chủ chốt của Tập đoàn Hòa Phát.

Bà Vũ Thị Hiền, vợ của ông Trần Đình Long cũng sở hữu khối lượng lớn 154,73 triệu cổ phiếu HPG, trị giá 5.059,7 tỷ đồng và nằm trong top 10 người giàu nhất TTCK Việt Nam.

Dù cũng là một trong những cổ đông lớn tại doanh nghiệp của chồng mình (sở hữu 7,29%), bà Vũ Thị Hiền (vợ ông Long) lại không hề tham gia bất kỳ hoạt động lãnh đạo hay điều hành doanh nghiệp tại Hòa Phát.

Chưa hết, bà Hiền từng được nhắc đến như là người phụ nữ “giàu có và bí ẩn” nhất sàn chứng khoán, vì ngoài việc là vợ ông Trần Đình Long, không có thêm bất cứ một thông tin nào về bà Hiền. Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, ông Long đã từ chối trả lời khi được hỏi tại sao không để vợ mình xuất hiện trước dư luận dù bà đã sở hữu khối tài sản nghìn tỷ từ lâu. Tuy nhiên, ông này khẳng định vợ ông không tham gia bất cứ hoạt động điều hành gì tại công ty.

Ông Trần Bá Dương – Viên Diệu Hoa (Thaco)

img 

Bà Viên Diệu Hoa, vợ Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương  đứng sau thự thành công của chồng

Tại Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải – Thaco, ông Trần Bá Dương (chồng) và bà Viên Diệu Hoa (vợ) đều điều hành doanh nghiệp và có tỷ lệ cổ phần không quá chênh lệch.

Với vai trò Chủ tịch HĐQT, ông Dương hiện nắm giữ trực tiếp 6,8% vốn tại Thaco. Trong khi tỷ lệ sở hữu trực tiếp của bà Hoa là 5,15% với vai trò Thành viên HĐQT.

Tại lễ công bố điều chỉnh quy hoạch KKT mở Chu Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050; 15 năm thành lập Thaco-Chu Lai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khơi gợi lại kỉ niệm: “Khi chúng tôi vào thuyết phục anh Dương đi (đến đầu tư tại Chu Lai), chị vợ anh Dương, chị Hoa (Viên Diệu Hoa-PV), hôm nay cũng có mặt ở đây đã khóc nhiều nhất. Chôn những thùng vàng dưới đất để bắt đầu cuộc sống, nhưng lại móc thùng vàng lên để đầu tư vào đây. 5 giờ sáng đã đi đến Quảng Nam xa xôi hẻo lánh. Chính vai trò ấy của người vợ đã thúc đẩy vai trò người chồng thành công”. “Hôm nay, không chỉ cảm ơn Trần Bá Dương mà cả cảm ơn chị Hoa, vợ anh Dương nữa”.

Với những “phát ngôn” này của người đứng đầu Chính Phủ, có thể phần nào khẳng định được sự đóng góp của bà Diệu Hoa trong sự thành công của chồng và Thaco.

Vua tôm Minh Phú Lê Văn Quang – Chu Thị Bình

img 

Vợ chồng "Vua" tôm cùng nhau điều hành Minh Phú

Sự cân bằng cũng hiện diện tại Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, doanh nghiệp được mệnh danh là “vua tôm” Việt Nam.

Cụ thể, cùng nhau xây dựng doanh nghiệp từ một cơ sở thu mua thủy sản nhỏ, trở thành tập đoàn thủy sản số 1 Việt Nam với doanh thu trên 10.000 tỷ mỗi năm, hiện vợ chồng ông Lê Văn Quang và bà Chu Thị Bình vẫn cùng nhau điều hành công ty.

Với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, hiện ông Quang đang là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tại Minh Phú, trong khi bà Bình cũng giữ vai trò Phó chủ tịch kiêm Phó tổng giám đốc.

Cơ cấu sở hữu của 2 vợ chồng doanh nhân tại đây cũng không quá chênh lệch khi ông Quang nắm 23,21% vốn, còn bà Bình nắm 25,41%. Ngoài ra, con cái cùng một số người thân trong gia đình của 2 vị doanh nhân này đều sở hữu một phần nhỏ cổ phần trong khối tài sản kếch xù của Minh Phú.

Tính tới cuối năm 2018, trong khi bà Chu Thị Bình nắm giữ 34.950.020 cổ phiếu MPC, tương đương 1.580 tỷ, thì ông Lê Văn Quang cũng có tài sản hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, giữ vị trí thứ 46 trong danh sách những người giàu trên sàn chứng khoán Việt.

Ông Hồ Hùng Anh - Nguyễn Thị Thanh Thủy (Techcombank)

img 

Gia đình ông Hồ Hùng Anh đại diện cho mẫu gia đình nói không với việc phụ nữ điều hành?

Tại Techcombank, dù là Chủ tịch HĐQT, ông Hồ Hùng Anh chỉ sở hữu 1,12% vốn ngân hàng, trong khi đó, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy (vợ ông Hùng Anh) lại sở hữu tới gần 5% vốn ngân hàng, mức sở hữu chỉ xếp sau cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Masan.

Tuy nhiên, ông Hồ Hùng Anh hiện nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu gần 250 triệu cổ phiếu Masan (MSN) với tổng cộng tài sản quy từ cổ phiếu trị giá gần 21 ngàn tỷ đồng. Nếu tính cả phần sở hữu cổ phiếu TCB của những người có liên quan, số tài sản của gia đình ông Hồ Hùng Anh thậm chí còn lên tới 37.000 tỷ đồng

Gia đình ông Hồ Hùng Anh được xem là mẫu gia đình nói không với việc phụ nữ điều hành?

Ông Nguyễn Đăng Quang - Nguyễn Hoàng Yến (Masan)

img 

Người phụ nữ "giàu có" Nguyễn Hoàng Yến đứng sau ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang

Dù chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã từng được Blomberg vinh danh là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vào đầu năm 2018.

Theo số liệu thống kê trên sàn chứng khoán, mặc dù là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) nhưng ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ trực tiếp15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan.

Phu nhân của ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group.

Giống như một số cặp vợ chồng khởi nghiệp từ Đông Âu khác, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Đăng Quang là một trong những cặp vợ chồng doanh nhân cùng điều hành doanh nghiệp nghìn tỷ có tiếng ở Việt Nam.

Bà Nguyễn Hoàng Yến có mặt trong hầu hết các công ty con, công ty liên kết của Masan Group, nắm vị trí lãnh đạo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem