Đạo đức và trách nhiệm

Thứ sáu, ngày 16/07/2010 06:37 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Vào lúc 2 giờ sáng nay 16-7 (giờ Việt Nam), nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam - chị Trần Thị Hoan và bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đã ra làm chứng tại phiên điều trần lần 3 về chất độc da cam do Hạ viện Mỹ chủ trì tại Washington, Mỹ.
Bình luận 0
img
Nỗi đau da cam vẫn đang đeo bám trong hàng chục vạn gia đình Việt Nam.

Các nghị sĩ Mỹ xúc động

Phiên điều trần do Hạ nghị sĩ Eni F.H. Faleomaveaga - Chủ tịch Tiểu ban châu Á - Thái Bình Dương và các vấn đề môi trường toàn cầu thuộc Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện Mỹ triệu tập với chủ đề “Môi trường sống ở Việt Nam- những biểu hiện khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin”.

Ông Eni F.H. Faleomaveaga cho biết, Hạ viện Mỹ đã gửi giấy mời đích danh bác sĩ Phượng và chị Hoan - một động thái cho thấy, các nghị sĩ Mỹ cần phải nhìn vấn đề chất độc da cam một cách trung thực và cảm nhận nỗi đau từ chính những cuộc đời thật của nạn nhân. Tại phiên điều trần, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng đưa ra những con số thống kê và những nghiên cứu về thực trạng các nạn nhân chất độc da cam tại Việt Nam hiện nay và ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đối với hàng triệu người Việt Nam.

img Hoàn toàn có thể giải quyết được ảnh hưởng của chất độc da cam đối với con người và môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nguồn lực lớn. Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính đáp ứng kinh phí, cùng với các nhà tài trợ bổ sung nguồn lực cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong nỗ lực giải quyết hậu quả chất độc da cam. img

Bà Susan Berresford - nguyên Chủ tịch Quỹ Ford

Sự xuất hiện của chị Trần Thị Hoan - nạn nhân thế hệ thứ hai tại VN cũng đã gây được ấn tượng và sự chú ý của các nghị sĩ Mỹ. Chị đã kể lại câu chuyện cuộc đời mình, nỗi đau chất độc da cam để lại trên cơ thể chị đã làm nhiều người xúc động.

Tại phiên điều trần, ông Eni Faleomavaega sẽ xem xét cách thức đáp ứng yêu cầu của các nạn nhân Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bên lề phiên điều trần, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng và chị Trần Thị Hoan sẽ tiếp xúc với nhiều nghị sĩ và các cựu binh Mỹ để cùng yêu cầu đền bù cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, chăm sóc y tế cho con của các cựu binh Mỹ và những người Mỹ gốc Việt bị phơi nhiễm chất độc này.

Cách nhìn mới của người Mỹ

Cuộc điều trần lần thứ 3 này được dư luận thế giới và những người Mỹ tiến bộ chờ đợi. Truyền thông Mỹ cũng cho rằng, phiên điều trần sẽ góp phần quan trọng trong hành trình đi tìm công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.

Hãng tin AP cho rằng, Mỹ đã có nhiều biểu hiện quan tâm đến vấn đề da cam, đặc biệt là trong chuyến thăm Việt Nam vừa rồi của đoàn nghị sĩ Mỹ cũng đã thẳng thắn công nhận, đề cập tới các nạn nhân chất độc da cam, không còn tránh né và coi các nạn nhân chỉ là những người khuyết tật như trước.

Thượng nghị sĩ Tom Harkin - Chủ tịch Ủy ban Y tế - Giáo dục - Lao động và Lương hưu của Thượng nghị viện Mỹ mới sang thăm VN đầu tháng 7-2010 đã chia sẻ đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ông cũng nói rằng Mỹ phải coi việc giải quyết vấn đề chất độc da cam ở Việt Nam là đạo đức, là trách nhiệm của những người đã gây ra hậu quả đó, mặc dù để giải quyết được vấn đề này không phải là điều dễ dàng.

Ông Charles Bailey - Giám đốc Tổ chức sáng kiến đặc biệt về chất độc da cam/dioxin của Quỹ Ford và bà Susan Berresford - nguyên Chủ tịch Quỹ Ford đều khẳng định rằng hoàn toàn có thể giải quyết được ảnh hưởng của chất độc da cam đối với con người và môi trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, đòi hỏi nguồn lực lớn. Chính phủ Mỹ nên đóng vai trò chính đáp ứng kinh phí, cùng với các nhà tài trợ bổ sung nguồn lực cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong nỗ lực giải quyết hậu quả chất độc da cam.

Hy vọng đây là phiên điều trần cuối

Trước phiên điều trần, Hạ nghị sĩ Faleomaveaga đã trao đổi nhanh với NTNN qua điện thoại về ý nghĩa của phiên điều trần lần này. Hạ nghị sĩ Faleomaveaga nói: Đó là vấn đề nhân đạo và đạo đức đối với các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Việt Nam mà Chính phủ Mỹ đã lãng quên. Tôi hy vọng đây sẽ là phiên điều trần cuối cùng, nhưng vẫn phải chờ đợi những diễn biến trong phiên điều trần và mức ảnh hưởng từ 2 người làm chứng của Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem