đất nước con người
-
“Thao trường” của đại úy, quân nhân chuyên nghiệp Đoàn Thị Toán, bếp trưởng Lữ đoàn 170 Vùng 1 Hải quân là căn bếp của lữ đoàn. Từ căn bếp này, chị vừa đảm bảo cơm dẻo canh ngọt cho toàn bộ quân số, vừa phụ trách tăng gia sản xuất cho lữ đoàn.
-
Sau 40 năm, hình ảnh về một Sài Gòn xưa cũ vẫn luôn được giữ gìn, tôn tạo, và sống mãi trong lòng người dân qua bao thế hệ.
-
Cậu tôi là một cán bộ tập kết đã về hưu. Tình cờ trong một chuyến đi du lịch nơi Côn Đảo, cậu cho tôi xem tập nhật ký có từng trang viết ghi dấu về những “chặng đường lịch sử” trong đời. Và trong đó, cậu kể rất tỉ mỉ về một loại rau “kỳ diệu” đã nuôi sống bộ đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ gian khổ, đó là: Rau tàu bay.
-
Trải qua bao mùa mưa nắng, giờ đây mẹ tôi đã ra người thiên cổ. Vậy mà cứ mỗi lần nhìn thấy các bà, các chị quẩy gánh hàng rong, chân bước liêu xiêu trên các nẻo đường là lòng tôi lại quặn thắt bởi không thể quên hình ảnh lưng còng của mẹ tôi, ngày nào cũng rong ruổi quẩy gánh ra đi từ mờ sáng.
-
Cách đây vài thập kỉ nếu lên miền Tây Bắc, chỉ thấy những con đường nhỏ hun hút giữa mênh mông cây rừng. Những tán cây lớn che phủ hai bên đường, tiếng chim rừng rộn rã và đôi khi, bắt gặp cả những con thú hoang nhỏ chạy cắt ngang trước mũi xe. Vậy nhưng...
-
Lâu nay, mỗi dịp lên với những bản Mường ở Hòa Bình, chúng tôi cứ bị hút hồn bởi nét văn hóa bình dị và sâu sắc được làm nên bởi chính con người và hồn đất nơi đây.
-
Hằng năm, ở miền Tây Nam bộ, hễ cứ ra giêng đến trước khi những trận mưa đầu mùa đổ xuống, người dân quê thường bơi xuồng đi cắm câu cá bống cát. Cắm cần câu cá bống cát còn là thú "chơi mà làm" của người bình dân, vui chẳng nào bằng.
-
Với đồng bào Thái, tính tẩu là nhạc cụ không thể thiếu trong những đêm xòe, những ngày hội chay trong các nghi lễ của các ông Mùn. Nghệ nhân dân gian Nông Văn Nhay, người Thái ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu đã có gần 60 năm nghiên cứu, nghiền ngẫm cây đàn tính tẩu.
-
Hằng năm, cứ mỗi dịp đầu năm vươn khơi đánh bắt, ngư dân Quảng Nam thường tổ chức lễ cầu ngư để tế ngư thần và cầu xin mùa đánh bắt bội thu. Lễ gồm phần tế thần và hát bả trạo, đây là nét văn hóa đặc sắc, lâu đời của ngư dân miền biển.
-
Theo lời ông Kiên (chủ nhân của gốc cây "khủng" tại khóm 2, phường 5, TP.Sóc Trăng), không ai biết chắc tuổi của cây bàng đá này, nhưng có người nhìn những thớ thịt và vân cây, đặc biệt là phần nu bông đã ước đoán cây có trên 400 năm.