Đất nước qua những mốc son

Hạ Anh (tổng hợp) Thứ tư, ngày 02/09/2015 04:03 AM (GMT+7)
L.T.S: 70 năm độc lập, xây dựng và phát triển (1945-2015), Việt Nam đã trải qua một hành trình dài với những mốc son chói lọi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức. Lịch sử của dân tộc ghi nhận thế kỷ XX là một thế kỷ nhiều máu, nước mắt và cũng là thế kỷ quật cường của dân tộc Việt Nam.
Bình luận 0

Ngày 30.4.1975

img

Đại thắng mùa xuân  năm 1975 đã làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Năm 1987

img

Cùng với việc ra đời Luật Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư FDI tăng liên tục cả về tổng vốn, số dự án, và quy mô vốn/dự án. Đến năm 2000, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới đạt 1 tỷ USD, đến năm 2005 đạt 6,8 tỷ USD, và đạt đỉnh vào năm 2008 với 71, 7 tỷ USD.

Ngày 11.7.1995

img

Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Ngay sau quyết định này, hai nước đã thực hiện một loạt những bước đi lớn nhằm hàn gắn cũng như tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.

Ngày 7.11.2006

img

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được công nhận là thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11.1.2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn, gồm 155 nước thành viên, chiếm 97% GDP toàn cầu.

Năm 2015

Việt Nam đã bước vào vòng cuối cùng đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đàm phán TPP hiện đang là một trong những đàm phán thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, bao gồm không chỉ các vấn đề về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những vấn đề phi thương.

Ngày 2.9.1945

imgTại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên dân tộc được độc lập, nhân dân được hưởng quyền tự do, hạnh phúc, làm chủ đất nước và xã hội, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Ngày 7.5.1954

img

Chiến thắng  Điện Biên Phủ  là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954 của Việt Nam. Chiến thắng chấn động địa cầu này đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa, buộc Pháp  phải rút ra khỏi Đông Dương.

Ngày 2.7.1976

Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đặt tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quan hệ quốc tế của Việt Nam được mở rộng, thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước Đông Nam Á và nhiều nước lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Italy, Nhật Bản, Ấn Độ…

Tháng 12.1986

img

Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh giá những thành tựu, những khó khăn của Việt Nam do cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trước đó tạo ra. Đại hội đã đưa ra các đường lối đổi mới, nhất là đổi mới về kinh tế: Xóa bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần; đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế...

Năm 2000

img

Luật Doanh nghiệp được thi hành, với hơn 150.000 doanh nghiệp ra đời với vốn đăng ký đạt hơn 15 tỷ USD, đóng góp khoảng 10 tỷ USD, chiếm 27% tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội, giải quyết việc làm cho gần 6 triệu lao động, kinh tế tăng trưởng bình quân 7,5% trong 10 năm gần đây (đứng thứ 2 châu Á).

Năm 2010

img

Việt Nam từ nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình và mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay là 2.000 USD, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình được duy trì ở mức cao trong suốt 3 thập kỷ qua.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem