Dấu ấn 30 năm trong lịch sử 2.000 năm Phật giáo

Thứ ba, ngày 08/11/2011 14:03 PM (GMT+7)
Dân Việt - Sáng 8.11, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội), Hội đồng Trị sự T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức “Đại lễ mít tinh kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam”.
Bình luận 0

Trong 30 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn như tổ chức Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ, Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp Quận, huyện, tỉnh, thành…Thông bạch kêu gọi Tăng ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cảnh giác trước âm nưu chia rẽ của những thế lực thù địch. Thành lập Giáo hội Phật giáo ở 58/63 tỉnh, thành trong cả nước. 

img
Ảnh: Lê Hữu Thọ

Sau Đại hội Phạt giáo toàn quốc lần thứ III (1992), Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư đã có 2 Phân ban Phân cư và Phan ban Gia đình Phật tử hoạt động. Tính đến nay có 1.003 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt trong Giáo hội; 8.560 Huynh trưởng và 65.650 Đoàn sinh. Bên cạnh đó, Ban hướng dẫn Phật tử đều kết hợp với Ban Hoằng pháp để thuyết giảng Phật pháp và Ban từ thiện Xã hội để thực hiện các công tác từ thiện.

Cùng với đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động nghi lễ có quy mô lớn như Đại lễ Phật Đản, Vu lan Báo hiếu, Lễ Kỷ niệm Bồ tát Quảng Đức và chư vị Thánh tử đạo, Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Đại lễ cung nghinh Phật ngọc , cung nghinh Xá lợi Phật…

img
Ảnh: Lê Hữu Thọ

Ngoài ra, các hoạt động văn hóa cũng được chú trọng khi Giáo hội Phật giáo đã phát hành nhiều tạp chí, ấn phẩm, website điện tử tạo nên tính đa dạng trong việc tiếp cận của Phật pháp với cuộc sống. Tổ chức nhiều cuộc triển lãm, văn nghệ và các phong trào văn hóa. Xác lập nhiều kỷ lục đã được công nhận tại Trung tâm sách Kỷ lục Việt. Tiến hành trùng tu, kiến tạo hàng nghìn Tự viện Tổ đình, danh lam thắng cảnh của Phật giáo cả nước góp phần tạo sự trang nghiêm cũng như vẻ mỹ quan cho xã hội.

Điểm nhấn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong những năm qua là những hoạt động từ thiện. Các Tăng ni Phật tử trong cả nước đã tham gia nhiều hoạt động như khám chữa bệnh , phát thuốc miễn phí cho hàng chục ngàn lượt bệnh nhân. Nhân rộng và phát triển các trường Mầm non, nuôi dậy trẻ em bất hạnh, khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam đã góp phần làm giảm bớt ghánh nặng cho gia đình các em và cho xã hội. Mở các phòng tư vấn HIV/AIDS trong nước với nhiều hoạt động hiểu quả. Đồng hành trong công tác cứu trợ các nạn nhân các vùng thiên tai lũ lụt ở trong và ngoài nước….

Tinh thần “Khế lý, Khế cơ” của Giáo lý Đức Phật cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành lập và điều hành của Giáo hội. Tinh thần “Khế lý” dạy chúng ta phải nắm vững chân lý, quy luật muôn đời của vũ trụ nhân sinh. Tinh thần “Khế cơ” dạy chúng ta phải biết vận dụng chân lý ấy cho thích hợp với tâm lý, căn cơ, hoàn cảnh thời đại phát triển của đất nước Việt Nam.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua 30 năm thành thập và phát triển, với tinh thần đoàn kết của Tăng Ni, Phật tử Việt Nam đã góp phần xây dựng và tăng cường các mục tiêu tôn chỉ đã đề ra. Những thành quả đã đạt được là sự chung tay, góp sức nhất tâm đoàn kết của Tăng Ni, Phật tử không phân biệt tổ chức, hệ phái.

Hơn nữa truyền thống yêu nước, gắn bó với nhân dân, Tăng Ni cũng như Phật tử đã tiếp nối truyền thống các bậc tiền bối, Tổ sư tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng tổ quốc. Trong mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội, quốc phòng… đều có bóng dáng của Tăng Ni, Phật tử.

Trong đó có những cống hiến xuất sắc cho tổ quốc nhân dân, rất xứng đáng với truyền thống yêu nước, hộ quốc an dân của các bậc tiền bối trong chiều dài lịch sử 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam. Thành quả tốt đẹp của những hoạt động phụng đạo yêu nước của Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định xã hội, xây dựng kinh tế đồng thời khẳng định niềm tin của Phật giáo Việt Nam vào chế độ xã hội chủ nghĩa.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem