Dấu tích bể xương người trong nạn đói năm 1945 ở trung tâm Hà Nội
Dấu tích bể xương người trong nạn đói năm 1945 ở trung tâm Hà Nội
Hoàng Kim
Thứ ba, ngày 11/07/2023 05:49 AM (GMT+7)
Giữa thủ đô Hà Nội, ít ai biết có một “bể xương người” ở nghĩa trang Hợp Thiện - dấu tích nạn đói Ất Dậu đến nay chôn cất hài cốt hàng trăm nghìn đồng bào ta sau nạn đói lịch sử năm 1945.
Bao năm tháng trôi qua, người dân Việt vẫn nhớ đến nạn đói năm 1945. Một trong những dấu tích nạn đói Ất Dậu 1945 đến nay là bể xương người khổng lồ ở nghĩa trang Hợp Thiện ngay giữa lòng thủ đô.
Nghĩa trang Hợp Thiện nằm trong ngách sâu hun hút của hẻm 559/86/17, phường Vĩnh Tuy, phố Kim Ngưu, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Bể chứa ấy được ốp gạch hoa, bên trên bày trí gọn gàng. Phần nổi của bể chứa nằm trên mặt đất. Còn phần chìm sâu dưới lòng đất sâu khá sâu và rộng.
Thời gian đầu những năm 90, nấm mồ khổng lồ này còn nằm lộ thiên. Trước tình hình đó, nấm mồ khổng lồ đã được người dân chung tay xây dựng thành bể kiên cố chỉ để lại một lỗ thông âm - dương.
Theo lời quản trang Đặng Văn Tuyến (71 tuổi), ngày xưa nấm mồ tập thể này có tên là nghĩa trang Hợp Thiện nhưng sau đó do nhiều thay đổi, các hộ dân xung quanh đã làm nhà và dần dần mảnh đất bị co hẹp lại còn như khu tưởng niệm hiện nay. Năm 2013, nghĩa trang được tôn tạo, mở thêm một cổng phía đường Minh Khai.
Nơi đây là địa ngục trần gian mà người dân trong nạn đói 1945 đã từng phải gánh chịu. Đó là cảnh những người kéo xe chở đầy xác chết, đồng bào chờ cứu đói vạ vật, cả núi xương người được chở đến nơi… tập kết để chôn tại khu nghĩa trang khoảng 150m2 này.
Hàng chục nghìn đồng bào chết trong nạn đói năm 1945 không bia mộ tìm được mai táng trong một nấm mồ chung.
Tháng 9/2003, UBND TP Hà Nội đã quyết định cải tạo, xây dựng lại nghĩa trang Hợp Thiện. Trong đó, nấm mồ chứa hài cốt của đồng bào được xây lại ở chính giữa.
Ông Tuyến đã đón hàng nghìn đoàn khách từ khắp nơi đến. Từ các lãnh đạo cấp cao đến học sinh, sinh viên đến thăm nơi đây.
Ngày rằm tháng 7 âm lịch, người dân vẫn tổ chức làm lễ cầu siêu cho người đã khuất. Người dân thi thoảng đến viếng vào ngày rằm, mùng một. Còn ngày thường, ai đến sẽ gọi cho số điện thoải của ông Tuyến được treo trên cổng.
Nơi đây có một không gian tưởng niệm nhắc nhở thế hệ trẻ bước chân tới hải ghi nhớ đến một giai đoạn lịch sử của đất nước
Trông coi nghĩa trang đã rất nhiều năm, ông Tuyến cho biết có nhiều ngôi nhà xung quanh khu này, khi đào móng để xây dựng vẫn phát hiện hài cốt
Vui lòng nhập nội dung bình luận.