Đầu xuân năm mới, nông dân Quảng Ngãi sôi nổi làm ăn

Đông Xuân Thứ sáu, ngày 22/02/2019 05:15 AM (GMT+7)
Nhân dịp đầu năm mới Kỷ Hợi 2019, Thường trực Hội Nông dân (ND) tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức 3 đoàn công tác về cơ sở. Bên cạnh việc thăm, chúc tết, động viên một số hội viên, nông dân tiêu biểu, các đoàn công tác còn nắm bắt tình hình nông dân, trong đó có đời sống sản xuất…
Bình luận 0

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hội viên

Các đoàn công tác của Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã về thăm, nắm bắt tình hình sản xuất của các chủ trang trại, doanh nghiệp và chủ nhiệm các câu bạc bộ, tổ hợp tác trong nông dân; các hộ gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong tỉnh. Hoạt động này nhằm động viên, khích lệ tinh thần hội viên nông dân hăng say lao động và trao đổi thông tin, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con ở một số địa phương…

Trong chuyến công tác, ông Đinh Duy Sung - Chủ tịch Hội ND tỉnh đã đến thăm, nắm bắt tình hình sản xuất tại một số mô hình của nông dân dân  huyện Mộ Đức. Đí là mô hình nuôi thỏ của anh Phạm Quang Dự; mô hình sản xuất nấm của chị Nguyễn Thị Hảo ở xã Đức Phong cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động tại địa phương, với mức lương ổn định từ 4,5 – 5 triệu đồng/người/tháng. Đoàn cũng đến thăm mô hình nuôi hươu sao, nuôi yến của nông dân Ngô Văn Sơn ở xã Đức Lân, huyện Mộ Đức.

img

Ông Đinh Duy Sung (trái), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi thăm mô hình trồng nấm rơm của nông dân huyện Mộ Đức. ảnh: Đồng Xuân

Ông Chí Đinh Duy Sung cũng đã đến tham quan mô hình trồng nấm hữu cơ của anh Nguyễn Duy Hưng ở xã Bình Thạnh và trang trại nuôi heo theo công nghệ cao của anh Nguyễn Hoài ở xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn. Đây là một trong những trang trại “ăn nên, làm ra” và “đứng vững” trước sự biến động của thị trường, diễn biễn dịch bệnh trong những năm gần đây.

Qua các mô hình đoàn tới thăm, ông Đinh Duy Sung đã lắng nghe những tâm tư, chia sẻ về thuận lợi và khó khăn của nông dân. Chủ tịch Hội ND tỉnh động viên, biểu dương tinh thần lao động vượt khó, vươn lên khá giàu của các hộ hội viên, nông dân và gợi ý một số giải pháp, mô hình tham khảo để sản xuất của nông dân bền vững hơn. Đó là việc hình thành các liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất; gây dựng các mô hình kinh tế tập thể gắn với chuỗi giá trị…

Động viên ngư dân bám biển

Đoàn công tác do ông Nguyễn Vương - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đến thăm hỏi, nắm bắt tình hình đối với cán bộ, hội viên nông dân huyện Nghĩa Hành.

Tại đây, đoàn đã đi thăm một số mô hình sản xuất của nông dân giỏi trên địa bàn như mô hình chăn nuôi tổng hợp 

Về cơ sở dịp đầu xuân năm mới không chỉ đơn thuần là hoạt động động viên, thăm hỏi hội viên, nông dân mà qua đó Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi sẽ nắm bắt được tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn để từ đó tổ chức các hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho hội viên, nông dân, thúc đẩy các phong trào thi đua theo hướng thiết thực”.
Ông Trần Ngọc Vinh

của nông dân Phan Tám ở thôn Long Bình, xã Hành Tín Tây; mô hình trang trại tổng hợp của ông Ngô Hữu Chánh ở xã Hành Minh.

Với cách trồng đa dạng các loại cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi đa con phù hợp với khí hậu vùng trung du Nghĩa Hành, hàng năm nông dân Ngô Hữu Chánh cho thu nhập gần 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động ở địa phương và hàng chục lao động thời vụ mỗi năm. Mô hình này là điểm đến cho nhiều hội viên nông dân ở các địa phương khác đến thăm quan và chia sẻ kinh nghiệm.

Thăm tổ hợp tác nông dân phường Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi, ông Trần Ngọc Vinh ghi nhận hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác trong việc tổ chức dịch vụ trồng, chăm sóc hoa, cây kiểng và dịch vụ nấu ăn, dọn vệ sinh nhà cửa… Tổ hợp tác được thành lập, ra mắt và đi vào hoạt động từ tháng 10.2018, bước đầu cho hiệu quả, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho hội viên nông dân của phường Chánh Lộ.

Để động viên bà con ngư dân vươn khơi bám biển, tích cực lao động ngay từ những ngày đầu năm mới, ông Trần Ngọc Vinh - Phó Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Ngãi đã đến thăm cơ sở đóng tàu của nông dân lê Văn Phượng, thôn Tân An, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi). Ông Phượng là một trong những nông dân có gần 30 kinh nghiệm làm nghề đóng tàu vỏ gỗ có công suất lớn (từ 750 CV trở lên) cho ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Hằng năm, cơ sở đóng tàu của ông Phượng cho ra đời từ 10 – 20 chiếc tàu vỏ gỗ có công suất lớn. Thời điểm như năm 2011, 2012 cơ sở ông Phượng đã ký hợp đồng đóng mới hơn 50 chiếc/năm với công suất từ 750 – 1.250 CV, trị giá mỗi chiếc tàu đóng mới từ 2,5 – 3 tỷ đồng.

Với việc sửa chữa và đóng mới tàu vỏ gỗ, cơ sở của ông Phượng giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động (có thời điểm hơn 20 công nhân), cho thu nhập ổn định từ 8,5 – 9,5 triệu đồng/người/tháng. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem