Đây là "chìa khóa vàng" để phục hồi kinh tế thương mại Đông Nam Á

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 17/03/2022 10:47 AM (GMT+7)
Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch kéo dài, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã kêu gọi các biện pháp bảo vệ, phục hồi cho ngành thương mại Đông Nam Á.
Bình luận 0

Để phục hồi sau "vết sẹo" mà đại dịch Covid-19 để lại, Đông Nam Á phải đầu tư vào mạng internet mạnh hơn, nhanh hơn và hợp tác trên cơ sở hạ tầng xanh hơn để thúc đẩy phát triển thương mại, theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

ADB còn cho biết, khu vực này cần hoạt động phát triển thân thiện với khí hậu, chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp kỹ thuật số để thoát khỏi hậu quả khi đại dịch đã gây thiệt hại 10% cho nền kinh tế Đông Nam Á, ADB cho biết trong một báo cáo hôm 16/3.

Một báo cáo mới của ADB cho biết, Indonesia nên tăng tốc kết nối trên toàn quần đảo và thúc đẩy chuyển giao công nghệ để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau đại dịch. Ảnh: @Reuters.

Một báo cáo mới của ADB cho biết, Indonesia nên tăng tốc kết nối trên toàn quần đảo và thúc đẩy chuyển giao công nghệ để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau đại dịch. Ảnh: @Reuters.

Chủ tịch ADB, Masatsugu Asakawa cho biết sẽ cung cấp 100 tỷ đô la tài trợ đến năm 2030 để đảm bảo một nền kinh tế bền vững "hoạt động cho tất cả mọi người" trong khu vực này. Ông phát biểu tại Hội nghị chuyên đề phát triển Đông Nam Á trực tuyến để khởi động báo cáo: "Chúng ta cần tăng cường các chuỗi giá trị và hệ thống thương mại theo những cách thức cải thiện cuộc sống của hàng triệu người", đồng thời cho biết thêm rằng, "các quốc gia phải đối mặt với những nhiệm vụ to lớn trong việc tài trợ cho quá trình phục hồi kinh tế thương mại".

Báo cáo của ADB còn cho biết, Philippines nên sử dụng việc học nghề và kết hợp việc làm để tăng cường chất lượng lực lượng lao động, nhiều người trong số họ sống ở nước ngoài, trong khi Indonesia, quốc gia đã sẵn sàng để có nền kinh tế internet lớn nhất khu vực nên tăng tốc kết nối Internet khắp quần đảo và thúc đẩy chuyển giao công nghệ mạnh mẽ hơn nữa.

Với nền kinh tế kỹ thuật số dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi lên 350 tỷ USD vào năm 2025 ở Đông Nam Á, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một trong những động lực chính của sự phục hồi kể từ năm 2020, khi dịch vụ và các lĩnh vực nổi bật khác bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Báo cáo còn cho biết, cơ cấu kinh tế đang thay đổi, dẫn đầu là ICT, nông nghiệp, xây dựng và chế tạo sẽ quyết định tốc độ phục hồi kinh tế khu vực".

Trong khi đó, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và giá năng lượng tăng cao sẽ dẫn đến lạm phát gia tăng trong khu vực, cũng như có thể có tác động đến nhu cầu và đầu tư toàn cầu, Tổng giám đốc ADB Ramesh Subramaniam chia sẻ thêm. ADB sẽ sửa đổi các dự báo kinh tế của mình vào tháng 4 tới đây, mặc dù tác động tức thời đến tăng trưởng của khu vực còn có thể bị hạn chế, ông nói.

Indranee Rajah, một bộ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng Singapore cho biết tại hội nghị chuyên đề: "Chúng tôi hy vọng vào sự phục hồi ổn định trong năm nay. Cho đến gần đây, khu vực mới thực sự có những dấu hiệu phục hồi đầy hứa hẹn". Bà nói: "Tuy nhiên, những rủi ro về giá cả hiện nay đều rất thực tế" do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, giá dầu tăng và các loại giá khác, và bất ổn địa chính trị".

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị chuyên đề phát triển Đông Nam Á 2022 vào ngày 16 tháng 3, cho biết ngân hàng đặt mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài trợ từ năm 2019 đến năm 2030 để đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Ảnh: @ADB.

Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị chuyên đề phát triển Đông Nam Á 2022 vào ngày 16 tháng 3, cho biết ngân hàng đặt mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài trợ đến năm 2030 để đảm bảo một nền kinh tế bền vững. Ảnh: @ADB.

Tác động của đại dịch đối với việc làm nói chung là lớn hơn đối với phụ nữ, thanh niên và người lao động trong các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ước tính rằng, COVID-19 đã đẩy thêm 4,7 triệu người Đông Nam Á vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2021, ADB đã cảnh báo về sự gia tăng bất bình đẳng và kêu gọi các biện pháp bảo vệ xã hội chặt chẽ hơn. Rajah cũng nói rằng, Đông Nam Á phải đấu tranh với cả giới tính với khoảng cách kỹ thuật số chênh lệch đang ngày càng gia tăng trong đại dịch.

Subramaniam nhấn mạnh các biện pháp bảo trợ xã hội mà ADB đã thực hiện "ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á trong 10 năm qua đã trở nên rất quan trọng trong hai năm vừa qua". Ông cho biết ADB sẽ mở rộng các chương trình như JobStart, giúp thanh niên tìm việc làm ở Philippines sang các nước khác.

Báo cáo của ADB cho biết, khu vực Đông Nam Á cũng nên "cải thiện tốc độ và khả năng truy cập internet và đầu tư vào kỹ năng cũng như kiến thức kỹ thuật số ... để đảm bảo rằng không có cộng đồng, công nhân hoặc sinh viên nào bị bỏ rơi", đồng thời khuyến nghị chi tiêu "để đầu tư vào các dịch vụ tài chính kỹ thuật số an toàn và các quy định minh bạch về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu".

ADB cũng kêu gọi ngành vận tải và hậu cần hoạt động tăng tốc hiệu quả hơn trên khắp Đông Nam Á, cũng như du lịch thân thiện với môi trường thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ. Đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực vốn phụ thuộc nhiều vào du lịch. Nhìn chung, ADB dự báo kinh tế của khu vực vào năm 2021 và 2022 thấp hơn ít nhất 10% so với mức ước tính khi không có COVID-19. Tuy nhiên, dự báo này có thể không chắc chắn do sự lan rộng của biến thể Omicron và lãi suất tăng, do Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ dẫn đầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem