Đại biểu Phan thị Mỹ Dung (đoàn Long An) đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN - Huỳnh Thành Đạt về vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ cao trong nông nghiệp của bà con nông dân vì sao vẫn chưa được triển khai mà chỉ tập trung ở các doanh nghiệp lớn.
Trả lời đại biểu Mỹ Dung, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước nên Bộ KH&CN kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn để triển khai các biện pháp về KHCN, đổi mới sáng tạo, đặc biệt công nghệ cao để có ứng dụng hiệu quả cao nhất cho phát triển nông nghiệp.
Đến thời điểm này, rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam đã tham gia và ứng dụng nhiều công nghệ cao phục vụ cho phát triển nông nghiệp để sản xuất gạo, sản xuất sữa hay chăn nuôi... và hiện nay có 290 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có 690 vùng sản xuất nông nghiệp đạt vùng ứng dụng công nghệ cao đạt 70%. Ngoài ra, có 2.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao.
Bộ trưởng đánh giá đây là nhũng thành tựu của chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2022 đạt 52,3 tỷ USD và so với giá trị năm 2000 chỉ đạt 41,25 tỷ USD. Điều này có 1 phần đóng góp của KHCN, những con số trên đã nói lên điều đó.
Về khó khăn, Bộ trưởng cho rằng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn nhiều rào cản, đặc biệt nguồn vốn lớn để xây dựng kết cấu hạ, đầu tư sản xuất, đào tạo nhân lực... Đồng thời, các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn còn nhiều khó khăn. Bộ trưởng mong muốn được quan tâm để cùng tháo gỡ những khó khăn này.
Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi hiện nay còn thiếu công cụ phòng ngừa như bảo hiểm nông nghiệp công nghệ cao.
Trong thời gian tới, giải pháp được Bộ trưởng đề cập là hoàn thiện các chính sách để khắc phục khó khăn hạn chế đã được nêu.
Đề nghị các địa phương có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có trách nhiệm đảm bảo cho các doanh nghiệp phát triển đúng mục tiêu, định hướng. Tiếp đến là cần trải khai đồng bộ, tổng thể các giải pháp năng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thông qua các hoạt động hỗ trợ về KHCN. Bộ KHCN có chương trình sản phẩm nông nghiệp quốc gia nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Có thể thấy, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên việc này vẫn còn hạn chế khi bà con nông dân là đối tượng cần được áp dụng rộng rãi thì vẫn chưa được chú trọng.
.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.