Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Góp ý về hạn mức thời hạn sử dụng đất, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cân nhắc có nên áp dụng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp hay không. Đại biểu cho rằng nên giao cho người sử dụng lâu dài, nếu cần thiết nhà nước thu hồi có đền bù. Nếu quy định thì ban soạn thảo cần giải thích vì sao phải có quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp.
Về giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua bảng giá đất, đại biểu đề nghị nêu rõ bảng giá đất từng dự án hay là khung giá đất áp dụng chung; đại biểu đề nghị nên áp dụng theo từng năm vì giá đất trên thị trường luôn biến động.
Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề nghị không nên tiếp tục đặt vấn đề về tranh chấp địa giới hành chính vào luật, mà nên đặt ra giữa các chủ thể có quyền sử dụng đất, nếu còn có tranh chấp địa giới hành chính giữa các địa phương sẽ do cách thẩm quyền quản lý nhà nước quyết định theo phân cấp.
Việc giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá cho nhiều đối tượng, trong đó có công chức, viên chức, sĩ quan quân đội được cấp thẩm quyền chuyển công tác sang tỉnh khác, đại biểu đề nghị giải trình rõ hơn về quy định này để tránh so bì, tránh bị lạm dụng gây thất thoát ngân sách nhà nước.
Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích quốc phòng, quốc gia công cộng, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị tách bạch ra khỏi các dự án mới sinh lợi, có chênh lệch địa tô của nhà đầu tư như khu đô thị, khu trung tâm thương mại, khu dân cư, dự án chỉnh trang đô thị để phân biệt dự án cho mục đích công cộng và dự án có sinh lợi để dễ dàng cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho dân khi bị thu hồi đất, không để đánh đồng các dự án có chênh lệch địa tô cao với các dự án phục vụ công cộng được…
Cho ý kiến về Điều 69, đại biểu đề nghị bổ sung đối tượng được giao đấu giá đất trong khu dân cư, khu đô thị, khu trung tâm thương mại mà không sử dụng thời hạn 3 năm kể từ khi có quyết định giao đất mà không xây dựng thì nhà nước thu hồi lại. Quy định như vậy người trúng giá đất mới không để hoang hóa, đầu cơ đất, không có lợi cho xã hội. Việc giao đất cũng cần quan tâm đến hạ tầng tầng trên của đất, tầng dưới đất cho dễ thực hiện.
Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng, Hội đồng định giá đất cũng còn nhiều bất cập. Trong phát biểu mới đây liên quan đến giá đất, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nếu giao cho Bộ Tài chính định giá đất, Bộ này nhận trách nhiệm để đảm bảo không có sự chồng chéo hay có vấn đề sai lệch so với tiêu chuẩn chung.
Do đó, đại biểu cho rằng, đề nghị giao Bộ Tài chính định giá đất là hợp lý thay vì như hiện nay là giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đóng góp vào dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Trần Đình Văn (Lâm Đồng) cho ý kiến về định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, việc xác định giá đất còn chưa rõ ràng nên cần có cơ chế xác định giá đất cần minh bạch; có sự thẩm tra, giám sát kỹ lưỡng của Hội đồng nhân dân địa phương.
Ngoài ra, theo đại biểu Trần Đình Văn cũng cho rằng, trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cần có quy định rõ về giá đất trên thị trường giữa người mua và người bán về vị trí đất; phương pháp định giá đất theo giá thị trường; đưa ra các chế tài ràng buộc trách nhiệm giữa các bên.
Ngoài ra, Luật Đất đai (sửa đổi) cần thống nhất với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Giá...
Theo đại biểu Trần Đình Văn, về cơ chế xác định giá, dự thảo luật đã thể chế hóa chủ trương của Đảng về bỏ khung giá đất, có cơ chế, phương pháp xác định giá đất, trách nhiệm của cơ quan xác định giá đất, thiết lập hành lang pháp lý đồng bộ, chuyển trọng tâm từ phương thức quản lý nặng về hành chính sang sử dụng các công cụ kinh tế được quản lý, điều tiết các quan hệ đất đai.
Đây là chủ trương lớn, có tính đột phá, nhiều điều quan trọng và phải xác lập về mặt pháp lý, cơ chế, phương pháp xác định giá theo nguyên tắc thị trường trong dự thảo luật. Trong dự án luật đã có những quy định về vấn đề này song còn khá đơn giản, sơ lược chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Về nguyên tắc, phương pháp định giá đất, đại biểu Trần Đình Văn đề nghị dự án luật sửa đổi cần có định nghĩa giải thích về khái niệm giá trị thị trường có quyền sử dụng đất làm căn cứ xây dựng, thực hiện các chính sách quản lý liên quan đến nội dung này.
Trong dự án luật cần xem xét bổ sung phân biệt khái niệm về giá cả thị trường và giá trị giá trị thị trường có quyền sử dụng đất.
Theo đó, giá cả thị trường có quyền sử dụng đất là giá mua bán trao đổi với người mua, người bán thỏa thuận với nhau khi mua bán, trao đổi quyền sử dụng đất trên thị trường.
Giá cả thị trường của đất đai phụ thuộc vào giá thị trường, giá trị thị trường có loại đất đó và các yếu tố cá nhân riêng của người mua, người bán khi thực hiện giao dịch về đất đai.
Giá trị thị trường về quyền sử dụng đất là mức giá được xác định dựa trên các yếu tố thị trường, khả năng sinh lời, vị trí, kích thước, mục đích sử dụng đất, quan hệ cung cầu và giá cả giao dịch phổ biến về loại đất đó trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Theo đại biểu Trần Đình Văn, dự án luật chưa có quy định cụ thể về phương pháp định giá đất, trong khi đây là một nội dung ít có ý nghĩa then chốt quyết định đến việc xác định được giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Vì vậy, đại biểu đề nghị có quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo luật về phương pháp xác định giá đất cụ thể để đảm bảo khi xác định giá đất theo phương pháp nào cũng ra kết quả phù hợp với giá thị trường.
Đồng thời, đưa ra các chế tài đối với các đơn vị, cá nhân tư vấn xác định giá đất được ràng buộc trách nhiệm, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.