Đề án 11.277 tỷ xây Bảo tàng: Đừng chạy theo những thứ vô vị

Thứ năm, ngày 13/09/2012 13:00 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia những ngày này đang là điểm nóng của dư luận. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học, nhà văn hóa về đề án này.
Bình luận 0

GS Phong Lê - nguyên Viện trưởng Viện Văn học VN: Nên điều tra nhu cầu của nhân dân

Tôi thấy có 2 vấn đề cần phải lưu ý về dự án bảo tàng 11.277 tỷ đồng này. Thứ nhất, kinh phí xây dựng như vậy có tương ứng với nền kinh tế và tình hình xã hội hiện nay hay không? Trong khi đời sống của nhân dân còn thấp như thế, thiếu tất cả mọi thứ, trường học, bệnh viện còn bao nhiêu bức xúc, vậy bỏ ngần ấy tiền ra xây bảo tàng có hợp lý không?

img
Mô hình Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Tôi muốn biết người ta có đo được hiệu quả của công trình này hay không, nếu xây thì hiệu quả sẽ thế nào? Bảo tàng Hà Nội to như thế mà cũng đang bỏ hoang. Tôi đề nghị nên có một cuộc điều tra tâm lý của người dân trước quyết định xây bảo tàng này, xem vấn đề bây giờ họ thực sự cần là gì, cần cái ăn, cái học, cái chữa bệnh hơn hay là cái gì?

Giả sử chúng ta quá thiếu bảo tàng, nhu cầu của dân chúng tăng cao, xếp hàng kìn kìn đi xem các bảo tàng mà vẫn không đủ chỗ, cần phải xây thêm để đáp ứng nguyện vọng dân chúng thì tôi ủng hộ ngay. Đằng này các bảo tàng thì vắng hoe, cho thuê đám cưới, công suất không sử dụng hết, thực tế này có phải không ai biết đâu?

Thứ hai, phải phân tích thấu đáo dưới góc độ khoa học, chúng ta sẽ trưng bày gì ở trong cái bảo tàng ấy trong khi các dữ liệu thì hoàn toàn trống trải. Liệu bảo tàng có rơi vào tình trạng rỗng không, không có hiện vật để đắp điếm vào hay không? Nếu muốn xây, hãy thuyết phục người dân xem chúng ta sẽ bày gì vào đó, đừng lao theo những thứ hoành tráng vô vị.

Tôi đồng ý là chúng ta cần có Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhưng vấn đề là bây giờ chưa đến lúc, hãy thư thư một chút, chờ đến lúc trình độ dân trí phát triển tương xứng và quan trọng hơn là nhu cầu của người dân thực sự khát khao cần có bảo tàng thì lúc ấy vẫn còn chưa muộn. Còn thời điểm này, tôi thấy chuyện đó rất viển vông.

Nhà sử học Lê Văn Lan: Tiêu 11.277 tỷ đồng sao cho xứng đáng

Tôi thấy bảo tàng ở chúng ta chưa phải là nhiều, nhưng chất lượng của nó lại đang rất yếu kém. Hãy nhìn ra thế giới mà xem, họ có bao nhiêu bảo tàng, mà cái nào cũng thành công. Mỗi năm có hàng bao nhiêu triệu lượt người đến, ngẫm ngợi, trưởng thành, xúc động phát khóc lên trong những bảo tàng như thế.

Còn ở ta, bảo tàng quá cổ lỗ, èo uột, khô cứng. Giờ chạy vạy để có tiền xây cái vỏ rồi, nhưng cái ruột mới là điều quan trọng, bảo tàng có đóng góp được gì cho cuộc sống không chính là ở cái ruột của nó. Mà thế giới người ta tổng kết công thức rồi, xây 1 bày 3, tức là xây tốn 1 đồng thì cái ruột bên trong tốn gấp 3 lần.

Tôi không có ý kiến gì về tiền nong cả, nhưng tôi có ý kiến chắc chắn là yêu cầu người ta phải làm đúng với 11.000 tỷ đồng, phải có công năng, giá trị nội dung hình hài tốt, phục vụ tốt, hấp dẫn mọi người, chứ không phải mọi người đến để thấy sự thiếu và yếu.

Thế giới người ta có khoa học nghệ thuật trưng bày, gồm yếu tố khoa học hiện đại trong đó. Như cho mọi người nhìn thấy chơi ánh sáng kiểu gì. Ví dụ thắp lên một cái đèn thì phải biết ánh sáng của nó loại gì, tia hay chùm hay chuyển động, đèn để vào chỗ nào, màu sắc ra làm sao. Tủ, bục bệ, rồi cả vải lót hiện vật đó phải tương xứng hết. Mình phải đảm bảo làm được như thế thì hãy làm.

Ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia VN: Mới chỉ hạng trung bình

Vào tháng 12.2007, Chính phủ đã quyết định chủ trương cho phê duyệt Đề án Xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Dự án được vận hành đầu tư hết sức cẩn trọng, và nó diễn ra một thời gian dài 5 năm rồi. Căn cứ vào công năng sử dụng, mục tiêu, thiết kế, thì công trình này cần phải có số vốn như ta đã xác định, tất nhiên số kinh phí như vậy còn phải được thẩm tra, có thể còn có điều chỉnh, chứ không phải bất di bất dịch.

Số kinh phí đó, Bộ Xây dựng trình lên mọi người thấy nó rất là lớn, nhưng thực ra, so với 10 nước Đông Nam Á thì quy mô lớn nhất, nhưng so với nhiều nước châu Á và nhiều nước trên thế giới thì chỉ ở mức trung bình. Chúng ta xây dựng bảo tàng để có những nhận thức lịch sử, văn hóa, giá trị dân tộc, điểm đến du lịch và còn là ngân hàng quản lý di sản văn hóa của Việt Nam. Đây cũng là nơi nghiên cứu khoa học và phát huy giá trị di sản văn hóa tốt nhất. Nhiều nước khó khăn hơn mình người ta đã làm rồi.

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh - Hội Kiến trúc sư VN: Chưa hội đủ điều kiện

So sánh quá trình hình thành kho tư liệu và hình thành đội ngũ các nhà khoa học lịch sử với việc hình thành nhà bảo tàng, nhất là bài học xây dựng Bảo tàng Hà Nội… cho thấy việc xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia lúc này là chưa hội đủ những điều kiện chuẩn bị tốt để xây xong sẽ phát huy tác dụng.

Đặc biệt trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy thoái, nước ta đang gồng mình vượt qua khó khăn thì thời điểm xây dựng công trình này càng cần được cân nhắc thận trọng.

Với số tiền hơn 11.000 tỷ đồng, chúng ta sẽ xây dựng được khoảng 20 bệnh viện 500 giường (trung bình 1 tỷ đồng/giường bệnh bình dân). Hay có thể xây được 150 cây cầu vượt qua các nút giao cắt giao thông (trung bình mỗi cây cầu vượt < 70="" tỷ="" đồng).="" nếu="" là="" bạn,="" bạn="" chọn="" đầu="" tư="" vào="">

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem