Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Chiều 12/6, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức hội thảo xây dựng chính sách về các hoạt động tư vấn, vận động, lấy, điều phối, ghép mô tạng.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, hiện nay cả nước có 26 bệnh viện đã thực hiện ghép tạng thành công.
Mỗi năm có hàng trăm người được ghép tạng trong đó có nhiều ca ghép tạng khó mà các bác sĩ Việt Nam đã làm chủ được như ghép tim, ghép phổi, ghép chi...
"Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cơ chế, chính sách cho các hoạt động tư vấn hiến mô tạng từ người chết não, chết tim.
Hiện nay trên cả nước chỉ có 23 bệnh viện thành lập được tổ tư vấn, vận động hiến tạng, trong số đó, số lượng các tổ vấn hoạt động hiệu quả không nhiều, nguyên nhân là chưa có chế độ, chính sách đãi ngộ thực sự phù hợp, các bệnh viện chưa thực sự quan tâm về việc thành lập tổ tư vấn cũng như thúc đẩy hoạt động của Tổ tư vấn.
Ngoài ra, các chi phí cho các hoạt động hồi sức, chẩn đoán chết não, lấy, bảo quản, điều phối, vận chuyển mô, tạng cũng như các chi phí để thực hiện dịch vụ kỹ thuật liên quan tới ghép tạng vẫn chưa được xây dựng thống nhất, khiến cho các bệnh viện gặp nhiều khó khăn khi thanh toán các khoản chi phí này, đặc biệt là các bệnh viện có người hiến tạng".
PGS.TS Lê Văn Thành- Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Quân đội 108 cho biết, Việt Nam ghép gan thành công từ năm 2004. Sau 20 năm đã có hơn 600 ca ghép gan ở 9 Trung tâm, trong đó các Trung tâm ghép gan số lượng lớn như BV 108, BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy...
Một trong những rào cản khiến nhiều bệnh nhân thập tử nhất sinh không thể ghép gan chính là chi phí quá lớn, trong khi đó, BHYT lại chỉ chi trả 1 phần nhỏ.
PGS Thành đơn cử 1 ca ghép gan có chi phí hơn 1 tỷ đồng nhưng BHYT chỉ chi trả 200 triệu đồng với đối tượng được hưởng 100%, còn nếu bệnh nhân hưởng 80% thì chỉ chi trả hơn 160 triệu đồng. "Mức chi trả như vậy là rất thấp, không thể chia sẻ được khó khăn với bệnh nhân ghép gan", PGS Thành nói.
Tương tự, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương Đinh Văn Lượng cho biết, 1 ca ghép phổi chi phí từ hơn 1 tỷ -2 tỷ đồng nhưng BHYT cũng chi trả rất ít. Chi phí này vượt quá khả năng chi trả của gia đình nhiều bệnh nhân vốn đã ốm yếu kéo dài. Đối với 3 ca ghép phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương, bệnh viện đã phải hỗ trợ chi phí cả tỷ đồng cho mỗi ca.
TS Nguyễn Thanh Xuân (Bệnh viện Trung ương Huế) chia sẻ, Bệnh viện Trung ương Huế triển khai ghép thận từ năm 2001 với tỷ lệ thành công 99,9%. Đến nay đã có hơn 1.600 ca ghép thận, tương đương với hơn 1.600 cuộc đời được cứu sống.
BHYT cũng đã trả 1 phần cho chi phí ghép thận. Tuy nhiên, hiện nay chưa có chính sách cụ thể về thanh toán các chi phí vận chuyển, hồi sức và chẩn đoán chết chết não...; Chưa có quy định cụ thể nào về quyền lợi của người hiến tạng và gia đình người hiến chết não: Chưa có quy định cụ thể nào về kinh phí bồi dưỡng sức khỏe cho người hiến sống...
TS Xuân kiến nghị, Việt Nam cần xây dựng cơ cấu giá ghép tạng làm cơ sở cho BHYT thanh toán, áp dụng chung cho tất cả các cơ sở y tế trong cả nước; Thành lập quỹ hỗ trợ nhân đạo, để giúp phần nào khó khăn cho người bệnh, người hiến và giảm áp lực cho cơ sở y tế thực hiện lấy, ghép.
Có chính sách thanh toán toàn bộ chi phí lấy tạng, chăm sóc hồi phục sức khoẻ ngay sau khi hiến và định kỳ kiểm tra sức khoẻ ngay tại cơ sở y tế đã hiến tạng hoặc nơi gần nhất thuận lợi cho người hiến.
Đồng thời cần có quy định tôn vinh người đã hiến mô, tạng khi còn sống, cấp BHYT suốt đời & thẻ BHYT này phải được ưu tiên khám, chữa bệnh ở bất kỳ cơ sở y tế nào phù hợp và được thanh toán ở hạn mức cao nhất 100%; kèm theo các chế độ ưu đãi đặc thù khác...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.