Ông Sadiq Khan, Thị trưởng London. Ảnh: EPA
Người kiến nghị đơn James O'Malley bộc bạch lời khẩn cầu trên trang Change.org : "London là một thành phố quốc tế, và chúng tôi muốn ở lại trung tâm của châu Âu”.
Trang BBC cho hay có gần 60% cử tri London đã bỏ phiếu ở lại EU trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-6.
Anh O’Malley, 29 tuổi, nói với BBC rằng anh thật sự ngỡ ngàng khi lá đơn kiến nghị của mình được đón nhận, đồng thời khẳng định rõ ràng ông đã nhận được sự đồng thuận của những người muốn sống ở một thành phố quốc tế như anh.
Hashtag "Londependence" (London độc lập) cũng lan truyền trên Twitter, đặc biệt là giữa những người trẻ tuổi.
Thị trưởng London Sadiq Khan đã kêu gọi mọi người bình tĩnh trước kết quả của cuộc trưng cầu ý dân, đồng thời khẳng định London sẽ không bị ảnh hưởng dù rời khỏi EU.
“Tôi vẫn tin rằng nước Anh sẽ tốt đẹp hơn nếu ở lại EU nhưng tôi chắc chắn London vẫn tiếp tục là một thành phố thành công như hôm nay” – ông Sadiq cho hay.
Thị trưởng Lonon còn gửi gắm những lời tốt đẹp đến những người châu Âu đang sinh sống tại London, những người mà ông khẳng định có đóng góp to lớn cho sự phát triển của thành phố này. Gần như cứ 10 người sống tại London thì có 1 người đến từ các nước EU khác.
Hashtag #ScotLond (Scotland và London) phủ sóng trên Twitter
“Các bạn được chào đón ở London. Chúng tôi quý trọng những đóng góp vĩ đại mà các bạn đã dành cho thành phố chúng tôi. Điều này chắn chắn sẽ không thay đổi chỉ vì kết quả của cuộc trưng cầu ý dân” – Ông Sadiq nói thêm.
Không kêu gọi bình tĩnh như ông Khan, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon nói bà có thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cho vùng đất này trong vòng vài tháng tới bởi đa số dân Scotland bỏ phiếu ở lại EU (62%). Trong bài phát biểu ngày 24-6, bà Sturgeon nói đã trao đổi với ông Khan.
Dân Scotland từng bỏ phiếu về chuyện đi hay ở lại Liên hiệp Vương quốc Anh vào năm 2014, kết quả lúc đó nghiêng về phe ở lại.
Ở một diễn biến khác, theo đài RT, hơn 100.000 người đã ký vào lá đơn thỉnh nguyện kêu gọi Anh tổ chức cuộc trưng cầu ý dân lần 2 về việc ở lại hay rời khỏi EU. Điều này đồng nghĩa với việc là đơn này phải được xem xét, tranh luận tại quốc hội trong vòng 1 năm.
___
* Tiêu đề bài viết đã được rút gọn
Cao Lực ((Theo Người lao động))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.