Bộ Giao thông Vận tải đang lấy ý kiến dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi.
Theo đó, dự thảo luật bổ sung nhiều quy định mới, đặc biệt là quy định về hệ thống báo hiệu đường bộ, chấp hành báo hiệu đường bộ.
Theo đó, đề xuất trường hợp các phương tiện tham gia giao thông phải dừng xe khi đèn tín hiệu giao thông bật xanh.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 13 quy định về tín hiệu đèn giao thông ghi rõ, "Tín hiệu xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp định hướng đi tới đang bị ùn tắc nếu tiến vào nút giao thì sẽ không thoát ra khỏi nút giao trước khi đèn tín hiệu giao thông chuyển sang báo hiệu cho các hướng khác tiến vào nút giao".
Đây là một điểm mới trong dự luật.
Trong Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tính hiệu đèn giao thông có 3 màu như sau:
Tín hiệu xanh là được đi.
Tín hiệu đỏ là cấm đi.
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.
Trong Quy chuẩn số 41:2016/BGTVT đã hướng dẫn về tín hiệu tín hiệu xanh là cho phép đi.
Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu của đèn từ xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng trước vạch sơn "Vạch dừng xe".
Nếu không có vạch sơn "Vạch dừng xe", thì phải dừng phía trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Trường hợp phương tiện đã tiến sát đến hoặc đã vượt quá vạch sơn"Vạch dừng xe", nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì phải nhanh chóng đi tiếp ra khỏi nơi giao nhau.
Tín hiệu vàng nhấp nháy là báo hiệu được đi nhưng phải chú ý và thận trọng quan sát, nhường đường cho người đi bộ sang đường hoặc các phương tiện khác theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Tín hiệu đỏ là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn "Vạch dừng xe", thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.
Năm 2016, quy định về mức xử phạt đối với hành vi vượt đèn vàng ngang với đèn đỏ đã gặp rất nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.