Đến lượt tảo cũng... du hành vũ trụ

Thứ năm, ngày 17/07/2014 07:07 AM (GMT+7)
Với việc đưa tảo lên vũ trụ, các nhà khoa học sẽ có thể nghiên cứu được cơ chế chủ chốt để kiểm chốt sự tăng trưởng và quang hợp của thực vật.
Bình luận 0

Công cuộc nghiên cứu do nhà khoa học Autar Mattoo khởi xướng cùng sự hỗ trợ, giúp đỡ của Vụ Nông nghiệp Mỹ (USDA), là một phần trong nỗ lực quốc tế nhằm nâng cao cơ chế quang hợp, từ đó tăng khả năng sinh trưởng của thực vật trong những môi trường khắc nghiệt.

Cuộc nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp USDA thực hiện chính sách ưu tiên về vấn đề an ninh lương thực thế giới.

Trong quá trình quang hợp, một phức hệ sắc tố protein có tên Hệ thống quang hóa II (PS II) phải liên tục được thay đổi để hồi phục thương tổn do bức xạ tử ngoại và ánh nắng mặt trời gây ra. Như một phần của quá trình đó, protein D1 liên tiếp bị thay thế. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự chạy chỗ của protein D1 trong phức hệ PS II có thể hoặc làm tăng, hoặc làm suy giảm hoạt động quang hợp.

Mục đích của các nhà nghiên cứu là xác định tác động của tình trạng không trọng lực, tia vũ trụ, hạt nguyên tử năng lượng cao và bức xạ i-on hóa của vũ trụ lên phức hệ PS II, quang hợp và sự tăng trưởng của động vật.

Bằng việc đưa các mẫu tảo Chlamydomonas reinhardtii lên khoang kín vũ trụ Soyuz ở Kazakhstan, cùng 4 mẫu Chlamydomonas reinhardtii đột biến với sự thay thế trong gen protein D1.

Sau 15 ngày thí nghiệm, kết quả đầu ra có sự phân nhánh. Môi trường vũ trụ làm hạn chế khả năng quang hợp và tăng trưởng và Chlamydomonas reinhardtii và hai mẫu đột biến. Trong khi đó, hai mẫu kia lại có xu hướng phát triển tốt cả ở trong môi trường vũ trụ lẫn sau khi đưa trở lại Trái đất.

Kết quả đó đã làm lóe lên tia sáng về tầm quan trọng của protein D1 đối với quá trình quang hợp và các tín hiệu môi trường.
Thu Thảo (Theo USDA)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem