Đi học làm cây cảnh

Thứ ba, ngày 06/09/2011 20:10 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Học nghề để nâng cao kiến thức, kỹ năng lao động từ đó nâng cao thu nhập - là mục đích của nhiều hộ nông dân ở huyện Đan Phượng, Hà Nội khi đăng ký tham gia học nghề kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh.
Bình luận 0

Khoá học nghề do Trường Trung cấp Nghề T.Ư Hội NDVN phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đan Phượng vừa khai giảng cuối tháng 8 vừa qua, tại xã Đồng Tháp với 35 học viên có sở thích trồng, chăm sóc và kinh doanh cây cảnh.

img
Anh Lâm Văn Năm, thôn Thụỵ, xã Đồng Tháp áp dụng kỹ thuật vào vườn cây cảnh của gia đình.

Hỗ trợ chuyển nghề

Trước khi đến với khoá học nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, anh Lâm Văn Năm, thôn Thụy, xã Đồng Tháp đã có thâm niên gần 10 năm kinh doanh cây cảnh.

Anh Năm cho biết: “Bên cạnh trồng lúa, làm màu, nhiều hộ dân trong thôn Thụy còn có nghề trồng bưởi Diễn. Tuy nhiên, sau trận mưa đá lớn năm 1997, không hiểu vì lý do gì cây bưởi Diễn thoái hoá rất nhanh, khó vực lại được. Tôi và nhiều anh em khác trong thôn bèn tìm đến hướng kinh doanh cây cảnh...”. Anh Năm và một số hộ trong thôn Thụy mua phôi cây về chăm sóc, sau vài năm cây lớn, gặp khách mua thì bán.

Thường ở các khoá dạy nghề trồng và chăm sóc cây cảnh, học viên đều là nam giới. Nhưng trong số gần 40 học viên khoá học nghề kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh vừa khai giảng ở huyện Đan Phượng có 2 học viên nữ là chị Nguyễn Thị Hồng và bà Đỗ Thị Loan.

“Hiện thu nhập của gia đình tôi chỉ trông vào cái quán bán hàng lặt vặt. Tôi muốn học nghề này bởi gia đình có mặt bằng, có chút vốn và đam mê nghề này nên chồng khuyến khích tôi đi học”- chị Hồng thật thà thổ lộ.

Bà Đỗ Thị Loan ở xã Tân Hội, năm nay đã 72 tuổi cũng đăng ký học nghề kỹ thuật và chăm sóc cây cảnh. Bà cho biết, sở dĩ bà đăng ký theo khoá học bởi niềm đam mê cây cảnh từ thời còn là giáo viên.

Thu nhập tăng

“Kiến thức chúng tôi học trong sách và học lỏm kinh nghiệm của các chủ vườn lớn chứ chẳng qua trường lớp bài bản gì. Việc tỉa, tạo thế cho cây cũng không theo chỉ dẫn nên giá bán thường rất thấp. Người chơi cây sành thì chê dáng, thế xấu, còn các chủ vườn lớn thì mua rẻ rồi mang về gia cố, tân trang lại bán với giá cao...”- anh Lâm Ngọc Năm cho biết.

img Nhiều người sau khi học nghề, áp dụng kỹ thuật bài bản, giá bán cây tự nhiên tăng lên rõ rệt... img

Thầy giáo Phan Việt Đông

Ông Nguyễn Văn Thế - Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đan Phượng cho hay: “Nấu ăn hay trồng cây cảnh là nghề mới nghe nhiều người cho là đã biết cần gì phải học. Nhưng thực tế, việc mở khoá dạy nghề là để truyền đạt, hướng dẫn học viên những kỹ năng thuần thục để kinh doanh...”.

Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia dạy nghề cho ND, nhất là hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, thầy giáo Phan Việt Đông - Phó Giám đốc Trung tâm Thực nghiệm và Dạy nghề, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội chia sẻ: “Làm cây cảnh mà không có kỹ thuật thì chỉ như người trồng cây lớn, vặt lá, bẻ cành, uốn vài thế linh tinh cho vui. Cây có lớn, to nhưng nếu không được uốn nắn theo dáng, thế hợp gu với thị trường thì giá trị rất thấp, thu nhập của nhà vườn không đáng kể.

Việc tạo dáng, thế cho cây còn phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó có phong thuỷ. Nhiều người sau khi học nghề, áp dụng kỹ thuật bài bản, giá bán cây tự nhiên tăng lên rõ rệt...”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem