Đi khám bệnh dùng sổ hộ khẩu thay giấy tờ tùy thân được không?
Đi khám bệnh dùng sổ hộ khẩu thay giấy tờ tùy thân được không?
Việt Sáng
Chủ nhật, ngày 22/05/2022 15:31 PM (GMT+7)
Theo luật sư, Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Nghị định 136/2007/NĐ-CP và Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ khi đi khám bệnh không thể dùng sổ hộ khẩu để thay thế giấy tờ tùy thân.
Bạn đọc hỏi: Tôi bị mất một số giấy tờ tùy thân khi đi khám sức khỏe. Khi hỏi dùng sổ hộ khẩu thay thế được không thì người ta bảo không được, trường hợp này đúng hay sai?
Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn LS TP Hà Nội cho biết, Nghị định 05/1999/NĐ-CP, Nghị định 136/2007/NĐ-CP và Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ khi đi khám bệnh không thể dùng sổ hộ khẩu để thay thế giấy tờ tùy thân.
Khám bệnh dùng sổ hộ khẩu thay giấy tờ tùy thân được không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên, các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.
Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh, trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.
Như vậy, khi đi khám, chữa bệnh thì người tham gia bảo hiểm y tế cần xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế có ảnh. Nếu chưa có ảnh thì cần xuất trình thêm với giấy tờ tùy thân có ảnh người đó.
Nếu bị mất giấy tờ tùy thân mà muốn đi khám bệnh theo bảo hiểm y tế. Bạn phải đi làm lại giấy tờ tùy thân chứ không được sử dụng sổ hộ khẩu để khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế. Sổ hộ khẩu không phải là một trong những giấy tờ tùy thân có ảnh.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về giá trị pháp lý của bản sao:
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng; thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ, được sử dụng để chứng thực, cụ thể:
Bản sao “vô hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng); Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Do đó, bản sao sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực; hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 3 – 6 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của sổ hộ khẩu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.