Đi ngủ muộn quá nhiều thì sớm muộn gì bạn cũng mắc những bệnh nguy hiểm này

Trúc Anh (Theo MedicalDaily) Thứ ba, ngày 24/04/2018 18:55 PM (GMT+7)
Nếu bạn thường xuyên đi ngủ sau 11h đêm thì sẽ có nguy cơ lớn mắc các bệnh dưới đây.
Bình luận 0

img

Giấc ngủ là một quá trình bao gồm các giai đoạn chuyển từ trạng thái chập chờn sang ngủ sâu, hay còn gọi là REM (Rapid Eye Movements). Khi bước vào giai đoạn ngủ sâu, các giấc mơ xuất hiện, đồng thời não cũng phục hồi sau một ngày dài làm việc, các hooc môn cũng được giải phóng giúp cơ thể thể tái tạo năng lượng.

Giấc ngủ REM chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3h sáng, sau đó cơ thể bước vào trạng thái ngủ lơ mơ. Các nghiên cứu chỉ ra những người đi ngủ từ 9h tối đến 5h sáng sẽ có tần suất giấc ngủ REM nhiều hơn so với những người ngủ sau 11h đêm. Và việc ngủ quá muộn sẽ khiến cơ thể không thể phục hồi được và lâu dần dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.

1. Mất ngủ

Một hiện tượng bạn sẽ gặp rất nhiều nếu thường xuyên đi ngủ muộn, đặc biệt là sau 11h đêm chính là mất ngủ. Lúc này nhịp sinh học tự nhiên do các nhân SCN điều khiển sẽ bị mất cân bằng và cơ thể tốn rất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ hoặc thậm chí không thể ngủ được.

Ngay cả khi ngủ được thì giấc ngủ cũng chập chờn và bạn sẽ bị tỉnh giấc hoặc mê sảng bởi những sự kiện mà bộ não đã ghi chép vào ban ngày. Vào hôm sau, cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi vì sau một đêm dài không được tái tạo năng lượng vì mất ngủ.

img

2. Nguy cơ gặp tai nạn

Việc đi ngủ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Một nghiên cứu đã chỉ ra các tài xế là người bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu đi ngủ sau 11 giờ đêm và ngủ không đủ 7 tiếng mỗi ngày. Theo Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia, việc thiếu ngủ và ngủ không ngon đã gây ra hơn 100.000 vụ tai nạn xe hơi mỗi năm, dẫn đến khoảng 1.550 ca tử vong.

Kể cả bạn không lái ô tô mà chỉ điều khiển xe máy thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu giấc ngủ không chất lượng. Vì thế, mỗi tối hãy cố gắng đi ngủ trước 11h.

img

3. Hệ miễn dịch kém

Việc đi ngủ muộn và ngủ ít còn gây ra các bệnh về hệ miễn dịch. Trong một thử nghiệm, những người tham gia khỏe mạnh được chỉ định ngủ 6 giờ mỗi đêm và kết quả cho thấy protein IL-6 đã tăng mạnh ở cả phụ nữ và đàn ông, còn TNF-alpha thì tăng ở nam giới. Cả IL-6 và TNF-alpha đều là các dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm, gây ra đau nhức và dẫn đến chứng loãng xương.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện ra việc đi ngủ muộn còn làm giảm sản xuất các kháng thể khi được tiêm chủng. Những người tham gia nghiên cứu được tiêm chủng ngay sau khi ngủ khoảng 4-6 giờ mỗi đêm và kháng thể của họ giảm hơn 50% sau 10 ngày tiêm vắc xin. 

img

4. Mắc các bệnh tim mạch

Những người đi ngủ sau 11 giờ đêm, tức là giấc ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với người ngủ đủ 8 tiếng. Một nghiên cứu khác đã chứng minh nếu bạn thường xuyên chỉ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng gấp 2-3 lần.

Khi kiểm tra sức khỏe của những bệnh nhân bị tim mạch, người ta phát hiện ra họ thường bị gián đoạn nhịp sinh học trong giấc ngủ. Dù bệnh tim mạch và việc ngủ ít có mối liên hệ với nhau nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.

img

5. Ung thư vú

Trong một nghiên cứu có 23.995 phụ nữ Nhật Bản, những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với người ngủ đủ 7 giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết melatonin, được tiết ra chủ yếu từ tuyến tùng, là yếu tố then chốt trong mối liên hệ giữa việc ngủ muộn và bệnh ung thư. Khi cơ thể thiếu ngủ, lượng melatonin được tiết ra vào ban đêm sẽ giảm hẳn và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

img

6. Béo phì

Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc ngủ muộn, thiếu ngủ và chứng béo phì. Theo các tác giả của một nghiên cứu gồm 1.024 tình nguyện viên từ Wisconsin Sleep Cohort Study, hiện tượng thiếu ngủ dường như kích thích sự thèm ăn nhiều hơn.

img

Những người tham gia đã trải qua phương pháp đa ký giấc ngủ (polysomnography) vào ban đêm và trả lời các câu hỏi về nhật ký đi ngủ hằng ngày. Ngoài ra, mỗi buổi sáng, họ được lấy mẫu máu để đánh giá về huyết thanh ghrelin, adiponectin, insulin, glucose và lipid. Sau khi phân tích thói quen ngủ và chỉ số khối cơ thể (BMI) cho mỗi người tham gia, các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa thời gian ngủ và BMI.

Việc ngủ muộn sẽ làm giảm eptin và tăng ghrelin và dẫn đến sự thèm ăn cũng tăng theo. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì.

“Yêu” thường xuyên chống mất ngủ

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Sorbonne (Pháp) đã ghi lại hình ảnh não của một người phụ nữ 54 tuổi cho...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem