Di tích Lịch sử
-
Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
-
Tại Di tích lịch sử Quốc gia Ngã Ba Giồng, Đài tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Nhà thương Giếng nước, lãnh đạo TP.HCM đã thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng bào, chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
-
Phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc, Sơn La tập trung phát triển du lịch cộng đồng, nhằm tạo việc làm, hướng tới xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
-
Đền Đa Hòa thờ Chử Đồng Tử-Tiên Dung có kiểu kiến trúc kiểu “Nội công ngoại quốc”. Đền nằm trên trục thần đạo độc đáo, còn lưu giữ nhiều cổ vật quý hiếm, độc đáo...Hiện, một số cổ vật trong đền đã bị mất trộm đến nay vẫn chưa tìm thấy.
-
Là vùng đất giàu truyền thống hiếu học, huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) có 7 vị Hoàng giáp với các “làng khoa bảng” như Tam Đăng (xã Yên Thắng), La Ngạn (xã Yên Đồng), Thượng Đồng (xã Yên Tiến)…
-
Tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam, thuộc địa phận phường Điện An, thị xã Điện Bàn. Với bề dày văn hoá lịch sử lâu đời và mang ý nghĩa tôn giáo, Tháp Bằng An được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia năm 1989.
-
Trên đất Đà Nẵng, có lẽ ít nơi nào như Nam Ô, một vùng đất có đến 7 di tích lịch sử cùng lúc được xếp hạng cấp thành phố - điều mà các vị cao niên mỗi khi đón khách phương xa đến tìm hiểu về cái hay của làng mình lại nở nụ cười lên lão đầy tự hào: Nam Ô thất bảo
-
Đền Trần ở một vùng đất tại Quảng Ninh có tới 9 sắc phong của vua nhà Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo
Đền Trần ở phường Yên Giang (TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) còn lưu giữ được 9 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo. Đó là các đạo sắc của vua Tự Đức (năm 1852, 1853, 1880); đạo sắc phong của vua Đồng Khánh (năm 1887); đạo sắc phong của vua Duy Tân (năm 1909); đạo sắc phong vua của Thành Thái (năm 1889). -
Huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) hiện có 5 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được Bộ VH-TT&DL công nhận gồm: Hang Khoài, xã Xăm Khòe; hang Mỏ Luông, hang Chiều, thị trấn Mai Châu; hang Láng, hang Piềng Kẻm, xã Chiềng Châu. Trong đó, hang Khoài, hang Láng là 2 trong 10 di tích khảo cổ...
-
Công trình cổng cổ thuộc Trại Bảo An binh là một trong những dấu tích của cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 năm 1945. Sau khi được trùng tu, địa điểm này nhanh chóng thu hút đông đảo sự chú ý của người dân.