địa linh nhân kiệt
-
Nguyên Phi Ỷ Lan là vợ vua Lý Thánh Tông, mẹ vua Lý Nhân Tông. Bà hai lần buông rèm nhiếp chính thay vua (chồng và con) trị quốc an dân, đắp đê phòng lụt, chuẩn y chiến sự Bắc phạt chống giặc ngoại xâm, chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng nhân tài, giúp dân chăm lo sản xuất, trồng dâu nuôi tằm, se tơ dệt lụa...
-
Trần Quốc Toản là con trai Hoài Đức vương Trần Bà Liệt (cháu nội Thượng hoàng Trần Thừa-Trần Thái Tổ). Trần Quốc Toản sinh năm Mậu Thìn (1268) tại trang Bà Liệt làng Sặt (nay là khu phố Trang Liệt, phường Trang Hạ , thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị lãnh đạo 11 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng xây dựng địa phương "đi lên bằng bàn tay khối óc, khung trời, cửa biển của mình".
-
Từ lâu, Bến Tre được biết đến là một trong những vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra và hội tụ của những danh nhân, như: Phan Thanh Giản - người đỗ Tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh; cụ Trương Vĩnh Ký - người thông thạo 27 thứ tiếng; nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, nhà thơ Sương Nguyệt Anh...
-
Nhiều món ăn của người dân Thanh Hóa đã trở thành sản vật tiến vua một thời, như: Mắm tép Hà Yên (Hà Trung); phi cầu Sài (Hoằng Hóa); bánh gai Tứ Trụ, bánh lá răng bừa, bưởi Luận Văn (Thọ Xuân); mía tím Kim Tân (ThạchThành)...
-
Dòng họ Phan Tùng Mai (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) có 64 vị đỗ đạt cao, trong đó có 7 vị được khắc tên trên bia đá ở Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Văn Miếu Huế qua các triều đại; 22 giáo sư, tiến sỹ đã và đang nắm những vị trí công tác quan trọng trên cả nước…
-
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã về xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
-
Dưới thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, cùng với sông Gianh, hệ thống lũy Thầy đã tạo thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ cơ đồ chúa Nguyễn. Minh chứng cho giá trị phòng thủ ưu việt của mình, giai đoạn từ năm 1627 đến năm 1672, rất nhiều lần chúa Trịnh Đàng Ngoài cất quân tấn công chúa Nguyễn Đàng Trong nhưng đều bị thất bại ngay tại lũy Thầy.
-
Ông Phạm Đăng Long kết hôn với bà Phan Thị Tánh sinh ra ông Phạm Đăng Hưng, sau này trở thành đại công thần của triều Nguyễn; là thân phụ của bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dụ), Hoàng phi của Vua Thiệu Trị, Hoàng mẫu của Vua Tự Đức.
-
Suốt chặng đường gần 40 năm cống hiến cho nghệ thuật, Đại tá, Nhà giáo ưu tú, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Thủy (Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) luôn dành trọn vẹn lý tưởng cho Quân đội, tình yêu cho âm nhạc.