Dịch Covid-19 càn quét, hàng không rơi xuống "vực sâu"
Dịch Covid-19 càn quét, hàng không rơi xuống "vực sâu"
Huệ Hiếu
Thứ sáu, ngày 20/03/2020 10:05 AM (GMT+7)
Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, ngành hàng không bị tàn phá, du lịch và nền kinh tế tại nhiều quốc gia rơi xuống “đáy vực sâu” là những gì đang diễn ra. Dự kiến, thiệt hại hàng không toàn cầu lên hơn 110 tỷ USD không chỉ các “tân binh” non trẻ mà những hãng hàng không già cỗi giàu tiềm lực cũng phải “khóc ròng”.
Đến thời điểm này, Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (IATA) đã phát đi mức thiệt hại hàng không toàn cầu lên hơn 110 tỷ USD, so với con số thiệt hại 29 tỷ USD mà tổ chức này đưa ra cách đây không lâu. Qua đó, có thể thấy rằng, dịch Covid-19 tàn phá ngành hàng không tới mức độ nào? và tạo ra những khó khăn, từ thiệt hại của ngành hàng không đã đẩy kinh tế toàn cầu suy thoái nhanh hơn.
Theo tính toán từ số liệu trên thế giới, hàng không tăng trưởng 2 – 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Đây là bệ phóng của ngành du lịch, thu hút đầu tư, giao thương, quan hệ quốc tế…. Đặc biệt, tại Việt Nam, ngành hàng không cũng đóng góp rất quan trọng trong việc bùng nổ du lịch, giúp đạt doanh thu hơn 30 tỷ USD trong năm 2019. Ngành hàng không Việt Nam vận chuyển 116 triệu lượt khách trong năm qua.
Các doanh nghiệp hàng không trực tiếp tạo ra doanh thu khoảng 180.000 tỷ đồng và nộp ngân sách trên 20.000 tỷ đồng trong năm 2019… Nhưng năm nay, do dịch Covid –19 càn quét đã làm cho ngành hàng không Việt kiệt quỵ gần như bị đóng băng và phái "gồng mình" để gánh hàng loạt thuế phí khiến cho khó khăn, chồng chất khó khăn.
Trước những khó khăn này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương xem xét miễn giảm thuế, phí cho các hãng hàng không. Thông thường, phí là những khoản đóng góp rất nhỏ so với nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, trước "đáy vực sâu" phải chăng các hãng hàng không đang đã cạn kiệt tiềm lực.
Theo Chuyên gia hàng không, TS. Lương Hoài Nam cho biết, hàng không có nhiều loại phí, trong đó có những khoản phí rất lớn. Theo thông tư số 53/2019 của Bộ GTVT quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do nhà nước quy định.
Trong đó, có 5 loại dịch vụ do nhà nước quy định mức giá; 8 loại dịch vụ do nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do nhà nước quy định khung giá. Ước tính sơ bộ, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Chẳng hạn, phí phục vụ tai nhà ga năm 2019 lên tới hơn 10.000 tỷ đồng; phí cất hạ cánh không dưới 2.000 tỷ đồng; phí điều hành bay trên 1.500 tỷ đồng; hay phí đỗ máy cũng lên tới hàng chục tỷ đồng/năm... Các hãng hàng không phải nộp 16 loại phí này cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) và các cảng vụ hàng không.
Bỏ thế "độc quyền" cảng hàng không
TS. Lương Hoài Nam cho rằng, ngoài 16 khoản phí trên, các hãng bay phải nộp các khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót, phí thuê quầy hành lý thất lạc; phí thuê phòng tác nghiệp, phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên; phí thuê phòng máy của hãng; phí thuê kho; phí sử dụng thiết bị đầu cuối (cute)… Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp. Và, tình trạng chung là ACV đầu tư gì ở nhà ga hàng không thì các hãng sẽ phải nộp phí dịch vụ cho khoản đầu tư đó.
Bên cạnh đó, mỗi chiếc máy bay cũng phải cùng gánh các loại thuế: nhập khẩu nhiên liệu bay; bảo vệ môi trường; VAT; thu nhập cá nhân; thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, các hãng hàng không nộp tới vài ngàn tỷ thuế bảo vệ môi trường mỗi năm. Và ác thay, thuế này không áp theo tỉ lệ mà cố định ở mức cao ngất là 3000 đ/lít nên khi giá xăng dầu thế giới giảm xuống thì thuế môi trường không giảm tương ứng như ở các nước.
Vốn đầu tư rất lớn, chi phí cao, thuế, phí nhiều, lợi nhuận thấp nên sau hơn 2 tháng bị covid hoành hành, không ít hãng hàng không, nhất là hãng hàng không quốc gia lâm vào cảnh khốn cùng. Trong khi hàng trăm máy bay 'trùm mền' thì hãng hàng không vẫn phải trả hàng loạt khoản phí tốn kém. Chẳng hạn phí đậu máy bay (các cảng hàng không thu phí theo tấn mỗi giờ hoặc ngày, mà máy bay thì phổ biến trọng lượng từ 73 đến 150 tấn/chiếc). Cùng với đó là phí thuê quầy làm thủ tục, phí thuê mặt bằng đặt máy làm thủ tục tự động cho khách có khi lên tới 30 triệu đồng/máy/tháng…
Ngoài ra, TS. Lương Hoài Nam còn đưa tính toán, hiện nay đối với những khoản phí dịch vụ hàng không nhà nước quy định khung giá, phí thường bị áp mức kịch khung. Phí càng đè năng lên hãng hàng không thì ACV càng lãi lớn (năm 2019 ACV đạt doanh thu 18.200 tỷ đồng, lãi trước thuế 10.000 tỷ đồng).
'Chính vì các dịch vụ và phí tạo nên siêu lợi nhuận bất hợp lý như hiện nay nên các hãng hàng không đề nghị miễn giảm phí là có cơ sở, dễ thực hiện. Vì, chỉ cần các doanh nghiệp quản lý, kinh doanh cảng hàng không giảm bớt lãi là hỗ trợ được ngay các hãng hàng không - khách hàng và cũng để nuôi dưỡng nguồn thu chính của các cảng', ông Nam nói.
Trong khi đó, Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần khẩn trương trình văn bản miễn giảm thuế, phí để giải cứu những doanh nghiệp là nguồn thu ngân sách, là mũi nhọn, là bệ đỡ cho nền kinh tế như hàng không, du lịch…
Đặc biệt, càng phải đẩy nhanh việc xã hội hóa, thay đổi thế "độc quyền" cảng hàng không. Có cạnh tranh như vậy, thuế, phí mới giảm, chất lượng phục vụ ở cảng hàng không mới cải thiện, người tiêu dùng hưởng lợi.Đặc biệt là vốn nhà nước sẽ bớt phải chi cho hạ tầng hàng không (thông qua ACV). Thay vào đó, sẽ huy động vốn đầu tư từ các nguồn lực xã hội hóa làm sân bay, nhà ga. Đây cũng là cách biến cảng hàng không thành tổ hợp thương mại, dịch vụ và đa dạng hóa nguồn thu, giảm rủi ro cho hãng bay và cho nền kinh tế.
Thông tin về mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam (theo thông từ 53/2019 của Bộ GT – VT)
A. 5 dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá:
1. Dịch vụ điều hành bay đi, đến: Quốc tế từ 80 USD đến 425 USD/lượt hạ cánh hoặc cất cánh. Quốc nội 586.500 đến 9.568.000 đồng/lượt cất hoặc hạ cánh
2. Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý 54 đến 520 USD/chuyến
3. Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: Quốc tế 94 đến 1295 USD/lần. Quốc nội: 765.000 đến 11.600.000 đồng/lần
4. Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: Quốc tế 2 USD/khách. Quốc nội: 18.100 đồng/khách
5. Dịch vụ phục vụ hành khách: Quốc tế 16 đến 25 USD/khách. Quốc nội: 72.000 – 91.000 đồng/khách
B. Dịch vụ Nhà nước quy định khung giá:
1. Cho thuê quầy làm thủ tục: Quốc tế 2.240 – 3.200 USD/tháng. Quốc nội: 27.000.000 – 38.000.000 đồng/quầy/tháng
Vui lòng nhập nội dung bình luận.