Dịch tả lợn châu Phi
-
Giá heo hơi hôm nay 9/6 tại nhiều vùng miền trên cả nước tiếp tục tăng mạnh, có nơi tăng 2.000 đồng/kg, thậm chí tăng đột biến tới 7.000 đồng/kg chỉ trong 1-2 ngày, đẩy giá heo hơi lên trên 40.000 đồng/kg. Mức giá này khiến bà con chăn nuôi vô cùng phấn khởi dù vẫn đang phải gồng mình chống chọi với dịch tả lợn châu Phi.
-
Cho đến nay, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất của 5 tỉnh Tây Nguyên chưa phát hiện dịch tả lợn Châu Phi, vì vậy địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng dịch cũng như kiểm soát chặt chẽ các cửa ngõ vào tỉnh.
-
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Trí Thanh vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với sở, ban, ngành liên quan và các địa phương để bàn biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
-
Theo quy trình, khi tiêu hủy lợn, người ta kích điện cho chết, ném lợn xuống những hố chôn, phủ vôi bột trắng xóa và lấp đất. Nhưng khi phải hạ những con lợn xuống hố chôn, rất nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đến không ngờ, làm cho những người làm công tác tiêu hủy phải nặng lòng.
-
Hôm nay, giá heo hơi vẫn đang tiếp tục tăng trên diện rộng, trong khi đó, bà Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng Ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM khẳng định thịt heo (thịt lợn) về TP.HCM vẫn sạch và không thiếu, dù cả nước hiện đã có 54 tỉnh thành có dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
-
Do dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh, tàn phá nặng nề nhiều địa phương đã bất lực, lúng túng trong công tác phòng, chống, ngăn chăn dịch phải "cầu cứu" Trung ương.
-
So với thời điểm cách đây khoảng hơn 1 tuần, số hộ chăn nuôi có lợn mắc dịch tả lợn châu Phi và số lợn mắc bệnh, tiêu hủy ở Thừa Thiên- Huế tăng gấp đôi.
-
Các huyện ngoại thành TP.HCM có đàn lợn đang nỗ lực chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trước tình trạng dịch đã áp sát tứ phía.
-
Các địa phương ở vùng đồng bằng Sông Hồng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất cả nước về dịch tả lợn châu Phi khi 30% tổng đàn lợn bị tiêu huỷ (trong khi bình quân tiêu huỷ lợn dịch của cả nước là 7%), đang cần ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí khẩn cấp trong bối cảnh ngân sách địa phương khó khăn.
-
Rất nhiều người dân chúng tôi gặp, đều chung một tâm trạng vô cùng đau xót khi nhìn đàn lợn của mình bị tiêu hủy. Không đau xót sao được khi bao công sức, tình cảm dành cho đàn lợn, bao hy vọng dồn vào đó giờ đã không còn, trong khi gánh nặng nợ nần, cơm áo gạo tiền đang đè nặng lên vai.