E-2 HawkeyeTrước máy bay do thám (máy bay kiểm soát và cảnh báo trên không-AWACS) E-3 là dòng E-2 Hawkeye được Mỹ sản xuất vào cuối năm 1950, chính thức gia nhập Hải quân Mỹ vào năm 1964.
E-2 Hawkeye
Hiện tại, E-2 là loại WACS sử dụng radar do thám được dùng phổ biến nhất, có mặt ở 5 quốc gia gồm Mỹ, Ai Cập, Đài Loan, Pháp và Nhật Bản.
Tổng cộng số WACS dòng này ở 5 nước lên tới 92 chiếc thuộc các đời E-2C/D/K/T. Một trong số chúng còn được hiện đại hóa trang bị hệ thống điện tử mới, nâng cấp radar và hệ thống nhận dạng bạn hay thù.
E-2C có thông số chính: dài 17,5 m, sải cánh 24,6 m và cao 5,6 m, tốc độ 598 km/h và bán kính tuần thám rộng 320 km trong thời gian hoạt động 4 giờ liên tục. Nó được trang bị 1 ăng-ten xoay xung quanh trên radar ở nóc. E-2C có thể phát hiện mục tiêu trên không là máy bay ở khoảng cách xa tới 540 km hoặc tên lửa hành trình cách xa 260 km.
Hiện Mỹ còn đang phát triển loại E-2D tiên tiến hơn, trang bị radar APY-9 mới với ăng-ten mảng và hệ thống vô tuyến mới tích hợp thông tin liên lạc vệ tinh. Dự kiến E-2D sẽ được Hải quân Mỹ sử dụng vào năm 2015 với khoảng 75 chiếc.
E-3 SentryDòng máy bay này do hãng Boeing Mỹ sản xuất trên cơ sở máy bay Boeing 707-320 vào đầu năm 1970 và chính thức hoạt động trong không quân Mỹ vào năm 1977. Dòng E-3 chỉ xếp sau E-2 Hawkeye về sự phổ biến. Hiện E-3 có 4 nước sử dụng gồm Anh, Mỹ, Ả Rập Saudi và Pháp, cùng với NATO, có tổng số máy bay là 64 chiếc các đời E-3A/C/D/F, trong đó NATO sở hữu 17 chiếc.
E-3A Sentry
Theo Lenta.ru, 2 chiếc WACS mà NATO mới điều tới vùng Ba Lan và Romania để thu thập thông tin tình báo tại Crimea thuộc loại E-3A. Lenta.ru lưu ý, hiện Mỹ còn sở hữu 3 chiếc E-3C là loại trược trang bị radar có thể rà soát toàn bộ không phận vùng Trung Âu. Chúng còn có thể ẩn mình để tránh bị phát hiện bởi các máy bay không được xem là thân thiện.
Những chiếc E-3 có thể bay được trang bị ăng ten quay cùng radar Doppler radar Omnidirection được cài đặt trên thân máy bay. Ngoài ra, E-3 còn có thể giám sát ở tầng thấp hơn để phát hiện máy bay và trực thăng bay thấp.
Lenta.ru còn tiết lộ những chiếc AWACS E-767 của Nhật Bản được phát triển trên nền tảng Boeing 767 nhưng thực chất lại sử dụng thiết bị radar của dòng AWACS Sentry. Hiện Lực lượng tự vệ không quân Nhật Bản đang sở hữu 4 chiếc máy bay do thám E-767 có tốc độ 855 km/h, phạm vi tác chiến tới 1600 km, tuần thám trong suốt 6 giờ liên tục mà không cần tiếp nhiên liệu và bay ở độ cao lên đến 650 km.
Máy bay A- 50Đây là dòng máy bay AWACS được phát triển vào năm 1978 trên nền tảng vận tải cơ Il-76MD, chính thức hoạt động năm 1989, hiện có 29 chiếc đời A-50/U/EI đang hoạt động tại Nga và Ấn Độ. Riêng phiên bản A-50 ở Ấn Độ đã được hiện đại hóa với loại radar Doppler EL/M-2075 theo công nghệ của Israel. Còn Nga đã hiện đại hóa những chiếc đời A-50 U.
A-50
A-50 có chiều dài 48,3m, sải cánh dài 50,5 m, cao14,8 m, có khả năng bay với tốc độ 800 km/h, hoạt động trong suốt 9 giờ liên tiếp, trang bị hệ thống vô tuyến Bumblebee, radar Doppler, có thể phát hiện máy bay ném bom ở khoảng cách 650 km, chiến đấu cơ cách xa 300 km và tên lửa hành trình ở 215 km. Nó cũng có thể phát hiện mục tiêu dưới đất ở khoảng cách lên đến 250 km.
.Máy bay KJ-200 KJ-200 là dòng máy bay do thám ít được biết đến, lần đầu xuất hiện khoảng những năm 2000 và chính thức sử dụng trong Không lực Trung Quốc năm 2009, được phát triển trên nền tảng vận tải cơ quân sự Y-8, loại máy bay được tin là sao chép từ máy bay An-12 của Liên Xô.
Hiện có 15 chiếc AWACS loại này. Trong đó có 2 chiếc thuộc quân đội Pakistan đã được trang bị hệ thống vô tuyến ZDK-03. Thời gian trước, Venezuela cũng từng để mắt tới dòng máy bay do thám này của Trung Quốc nhưng những hợp đồng mua bán vẫn chưa được ký kết.
KJ-200 có tốc độ 650 km/h và hoạt động ở phạm vi 5.600 km, trang bị một radar hình mái Doppler, giống với hệ thống Ericsson Erieye của Thụy Điển. KJ -200 được trang bị động cơ phản lực cánh quạt PW150B Mỹ và hệ thống điện tử Honeywell .
Máy bay B737 Dòng máy bay B737 được công ty Boeing Mỹ triển khai sản xuất bắt đầu vào năm 2000 để cung cấp cho Australia và chính thức gia nhập không lực Australia, rồi sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc với tổng số 11 chiếc.
B737
B737 được xem như một loại phiên bản đơn giản của E-3 Sentry, cao 12,5 m, sải cánh 35,8 m, dài 33,6 m, tốc độ bay 850 km/h, phạm vi hoạt động 6500 km, đồng thời phát hiện các mục tiêu ở trên không và dưới đất như máy bay ném bom ở khoảng cách 600 km, máy bay chiến đấu ở xa 370 km và tàu khu trục nhỏ cách xa 240 km.
Loại máy bay này có thể đồng thời theo dõi tới 180 mục tiêu và giám sát 24 máy bay chiến đấu. Nó cũng là loại máy bay tình báo điện tử được trang bị radar rằng với độ cao 9 ngàn mét có thể phát hiện nguồn bức xạ tần số vô tuyến ở khoảng cách lên đến 850 km.
Văn Biên (theo Lenta.ru) (Văn Biên (theo Lenta.ru))
Vui lòng nhập nội dung bình luận.