Diễn đàn về công tác dân tộc

Lê san (thực hiện) Thứ bảy, ngày 08/08/2015 10:38 AM (GMT+7)
Báo chí thực hiện theo Quyết định 2472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã thực sự khẳng định được vị trí trong việc tuyên truyền vùng đồng bào DTTS. Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn về định hướng phát triển để “báo 2472” phát huy hơn nữa hiệu quả trong thời gian tới.
Bình luận 0

Theo ông báo chí 2472 (báo cấp phát miễn phí cho đồng bào vùng DTTS, vùng khó khăn theo Quyết định 2472/QĐ-TTg) cần đẩy mạnh những việc gì để tăng hiệu quả tuyên truyền?

-Qua nhiều năm thực hiện, báo chí 2472 đã mang lại những hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo tôi, phải có những cây viết, những bài viết tìm tòi nhiều hơn về bất cập chính sách. Trợ lực cho Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong việc đánh giá xây dựng chính sách dân tộc và đề xuất, kiến nghị để có nguồn lực thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn rất ít báo đạt được những tiêu chí này; chẳng hạn như những bức ảnh học sinh và cô giáo chui vào túi nylon để qua sông đã làm thay đổi ý kiến của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp vừa qua, dành thêm nguồn lực để đầu tư vùng dân tộc và miền núi. 

img

Báo Nông thôn Ngày Nay đến tay với bà con dân tộc Sơn La. Ảnh: tư liệu 

Các báo chí 2472 cũng có thể giúp UBDT tổ chức các diễn đàn về chính sách dân tộc. Với sự tham gia của nhiều ngành, địa phương để thu hút sự quan tâm hơn nữa tới vùng dân tộc miền núi. Hiện nay các dự án dành cho vùng dân tộc miền núi rất nhiều nhưng nguồn lực rất hạn chế. Cần có nhiều hơn nữa sự trao đổi, tham vấn để lồng ghép các chính sách, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả cao.

Thưa ông, thực tế đã có hiện tượng báo, tạp chí thường bị “ách” ở UBND xã, không đến được tay người dân, gây lãng phí?

img

"  Các báo sẽ là một diễn đàn kết nối với nhau, để trở thành một mạng lưới thông tin đa dạng, phong phú và được cập nhật thường xuyên chất lượng cao.”
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn

- Qua kiểm tra, chúng tôi  nhận thấy các ấn phẩm báo chí được chuyển đến các đối tượng thụ hưởng ngay trong ngày. Tuy nhiên, cũng có hiện tượng ở một số nơi do điều kiện địa lý các thôn, bản xa xôi, cả tuần mới có người ra lấy báo nên đôi khi báo bị lưu lại ở trung tâm xã. Ở một số nơi, cán bộ xã ở trung tâm đã có mạng để xem báo điện tử và công việc quá bận nên cũng ít đọc báo, dẫn đến việc không biết nhận xét đánh giá chất lượng báo thế nào, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình. Có xã còn không biết được cấp bao nhiêu loại báo, tạp chí.

Trong thực hiện chính sách cấp báo sắp tới, phải ghi rõ trách nhiệm của từng cơ quan đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ. Uỷ ban nhân dân quản lý, chỉ đạo giao trách nhiệm cho Ban dân tộc thường trực, bố trí kinh phí, cơ chế phối hợp, trách nhiệm của cơ quan và địa phương thực hiện quyết định Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2015 là năm kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện Quyết định 2472 QĐ – TTg, định hướng cho giai đoạn tới sẽ như thế nào, thưa ông?

- Trong giai đoạn 2016 – 2020, UBDT sẽ xây dựng cơ chế để các địa phương xét chọn lọc những ấn phẩm phù hợp, thiết thực đáp ứng nhu cầu của địa phương để bố trí nguồn tài chính đúng, đủ và sự dụng có hiệu quả. Bắt đầu từ việc tổ chức lấy phiếu điều tra xã hội, từ các đối tượng thụ hưởng cho đến cấp chính quyền xã, huyện, tỉnh, làm cơ sở để lựa chọn tờ báo nào được tiếp tục. Trong đó định hướng sẽ chia các báo thành các nhóm (kinh tế chính trị, nông nghiệp nông thôn, an ninh quốc phòng…) để tránh sự chồng chéo, trùng lặp thông tin. Ngoài ra, nếu báo nào  tham gia chương trình sẽ được đánh giá về  tôn chỉ, mục đích, có sát với vùng dân tộc miền núi. Nếu làm được thế, chất lượng thông tin sẽ được nâng lên, không còn trùng lặp và sát với  dân hơn.

Xin cảm ơn ông!

Bà Huỳnh Thị Sô Ma Ly– Vụ trưởng Vụ Địa phương III (UBDT): Nên có các chuyên đề song ngữ

Báo NTNN có thông tin khá phong phú. Vấn đề sản phẩm nông sản vùng ĐBSCL như lúa, cây ăn trái và hoa màu được Báo NTNN đặc biệt quan tâm, phản ánh kịp thời và đa chiều. Những thông tin mà báo đưa đã tác động tích cực đến lãnh đạo các địa phương. Tới đây, báo NTNN và các báo 2472 cần đi vào các vấn đề an toàn giao thông nông thôn, giới thiệu gương người dân tộc tốt. Các nội dung phải cân đối, hài hòa giữa các vùng miền cả nước; tăng thêm số lượng báo đưa về vùng sâu vùng xa. Nếu được, cần có chuyên đề song ngữ như Việt - Khmer, Việt - Hoa...

           

Ông Thạch Mu Ni – Phó Vụ trưởng Vụ Dân tộc Tôn giáo (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ): Tăng cường thông tin tư vấn

Việc đưa các ấn phẩm báo chí tới vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 2472 và 1977 của Chính phủ là nên tiếp tục triển khai và ngày càng được ưu tiên hơn nữa.

Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đồng tình, cho rằng mặt bằng chung là vùng DTTS nghèo, việc tiếp cận đến báo chí là rất cần thiết.  Tùy theo cân đối ngân sách của các bộ, ngành, cần duy trì số lượng tin, bài tuyên truyền, nếu tăng thêm được thì càng tốt. Tuy nhiên, theo tôi tới đây, các tờ báo cần đưa thêm những kiến thức cho người dân tộc, thí dụ như giữ gìn sức khoẻ trong mùa nóng hoặc mùa lạnh, phòng tránh các loại bệnh thông thường...

Ông Phùng Thế Vinh- Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Tây Nguyên: Kênh thông tin toàn diện cho các nhà làm chính sách

Báo NTNN giúp nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về  nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những thông tin quý giá đó vừa giúp nhà hoạch định chính sách có cái nhìn toàn diện hơn về bộ mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số; vừa là kênh tuyên truyền hiệu quả, giúp đồng bào nắm vững được đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó ổn định tình hình an ninh chính trị tại địa phương…

 Huỳnh Xây - Duy Hậu (ghi)

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem