Cụ thể, có 63 câu lạc bộ (CLB) ca cao được cấp chứng nhận UTZ với tổng diện tích gần 603ha. Trong đó, một số đơn vị có diện tích ca cao UTZ lớn như CLB Phạm Minh có 560 hộ tham gia với tổng diện tích gần 336ha, CLB Hương Việt có 300 hộ tham gia với gần 167ha, CLB Lâm Tùng đạt chuẩn UTZ cho vườn ca cao rộng 66ha, của 93 hộ nông dân...
Diện tích cây ca cao ở một số tỉnh vẫn đang tăng
Ngoài ra, một số tỉnh Tây Nguyên cũng đang tiếp tục rà soát, tăng diện tích ca cao cho chế biến, xuất khẩu như tỉnh Đăk Lăk bổ sung quy hoạch vùng sản xuất ca cao để trồng mới thêm 4.000ha, đưa tổng diện tích ca cao của tỉnh lên 6.000ha vào năm 2015, trong đó có 2.000ha cho thu hoạch với năng suất đạt bình quân 16 tạ hạt khô/ha. Sở NNPTNT Đăk Lăk cho biết, hầu hết diện tích ca cao mới trồng trên địa bàn tỉnh đều là giống ca cao ghép nhập nội như TD1, TD2, TC5, TC7... Đây là các giống ca cao khá thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu ở địa phương, ít sâu bệnh, hạt lớn được thị trường nước ngoài ưa chuộng.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao cũng cho biết, mục tiêu đến năm 2015, diện tích ca cao cả nước sẽ đạt 60.000ha và nâng lên 80.000ha vào năm 2020, trong đó có 35.000ha kinh doanh, năng suất bình quân 15 tạ/hạ, sản lượng hạt khô 52.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu 50 - 60 triệu USD. Tuy nhiên, thực tế tốc độ tăng trưởng diện tích và sản lượng ca cao hiện vẫn còn chậm, nhiều nơi nông dân vẫn còn nghi ngờ vào khả năng mang lại hiệu quả kinh tế của loại cây này.
Tại Bến Tre, sau khi hàng loạt vườn ca cao bị đốn bỏ, gần đây, giá thu mua ca cao đã tăng trở lại. Hiện giá ca cao khô lên men được thu mua ở mức 55.000 đồng/kg, ca cao tươi có giá 4.200 - 4.500 đồng/kg, tăng gần 50% so với cách đây 2 tháng.
Khải Huyền (Khải Huyền)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.