Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài

Thứ ba, ngày 27/04/2021 09:31 AM (GMT+7)
Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công vang dội của quân và dân ta, trong đó có chiến thắng Đồng Xoài lừng danh.
Bình luận 0
Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 1.

Bước vào năm 1965, trước nguy cơ thất bại của chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, Mỹ quyết định đưa quân vào tham chiến ở miền Nam, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự cho quân đội Sài Gòn.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 2.

Về phía ta, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định tiếp tục đẩy mạnh tiến công quân sự, kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, nhanh chóng thực hiện những đòn đánh tiêu diệt lớn hơn, kiên quyết đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Trung ương Cục Quân Ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở đợt tiến công Xuân - Hè 1965.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 3.

Trung ương Cục quyết định thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch, gồm Tư lệnh kiêm Chính ủy Lê Trọng Tấn (giai đoạn cuối bổ sung đồng chí Trần Độ làm Chính ủy), Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Hoàng Cầm, Phó Tư lệnh Nguyễn Minh Châu, Phó Chính Ủy Lê Văn Tưởng.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 4.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 trung đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn đặc công và một số đơn vị pháo binh, công binh của chủ lực Miền, 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn bộ binh của Khu 6 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Địa bàn chiến dịch trải rộng gần 1000 km2, gồm các tỉnh Phước Long, Bình Long, Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh, Biên Hòa, Bà Rịa.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 5.

Với mục tiêu đánh điểm, diệt viện, đêm ngày 10, rạng sáng 11/5 tiểu đoàn bộ binh 271, 272, 840 và đặc công thị xã Phước Long cùng sự chi viện pháo binh, đã tiến công tiêu diệt chi khu quân sự Phước Bình. Địch nhanh chóng rút lui, do vậy chúng ta không tiêu diệt trọn được tiểu đoàn nào của địch.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 6.

Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận định khu vực chủ yếu mà địch cố giữ là Chơn Thành, Đồng Xoài, thị xã Phước Long, Bình Long, Bù Đốp. Trong đó, Đồng Xoài là mắt xích quan trọng và là một trong những cứ điểm mạnh trong tuyến phòng thủ Sông Bé, bảo vệ hướng Bắc Sài Gòn, quân ta quyết định tiêu diệt chi khu Đồng Xoài là trận then chốt.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 7.

Tối ngày 9/6, lực lượng làm nhiệm vụ mở cửa của quân ta bất ngờ đã nổ súng, khiến trận đánh diễn ra sớm hơn dự kiến. Sự phối hợp chiến đấu giữa các mũi tiến công của quân ta đã đột phá, áp chế sự chống cự quyết liệt của địch. Sáng sớm ngày 10/6, quân ta đã làm chủ hoàn toàn chi khu, tiêu diệt phần lớn quân địch.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 8.

Sáng 10/6, địch dùng máy bay trực thăng đổ quân xuống đồn điền Thuận Lợi để ứng cứu cho Đồng Xoài, nhưng Trung đoàn 271 của ta đã bao vây, tiêu diệt gọn. 15h ngày 10/6, địch đưa tiểu đoàn biệt động quân 52 đến phản kích, tuy nhiên, chúng đã bị ta diệt gọn một đại đội, số còn lại bỏ chạy.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 9.

Ngày 11/6, địch tiếp tục tăng cường các tiểu đoàn dù và biệt động để tiếp ứng cho Đồng Xoài. Ngày 12/6, Trung đoàn 271 quân ta, đã phục kích và tiêu diệt gọn tiểu đoàn dù của địch tại khu vực đồn điền Thuận Lợi. Tiểu đoàn dù của địch vốn là biểu tượng sức mạnh của quân đội Sài Gòn, chúng bị tiêu diệt khiến cho quân địch đóng ở Củ Chi, Cây Trắc…dọc quốc lộ 1 hoang mang, rút chạy.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 10.

Thực hiện ý định tác chiến của Bộ Tư lệnh chiến dịch, các trung đoàn 271, 273 cơ động lên phía Bắc, chuẩn bị đánh địch ở Bù Đốp. Trung đoàn 272 chuyển xuống phía Nam đánh địch trên đường 13 và giúp địa phương đẩy mạnh phong trào chính trị, phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 11.

Trên hướng đường 13, đêm 15/7, Trung đoàn 272 đã tổ chức tập kích 1 chiến đoàn hỗn hợp gồm một tiểu đoàn bộ binh, một chi đoàn thiết giáp thuộc Trung đoàn Bộ binh 7 từ Bến Cát lên, tạm dừng ở Bàu Bàng, loại khỏi vòng chiến 400 địch.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 12.

Tiếp đó ngày 20/7, trên hướng Bù Đốp, Trung đoàn 273 tiến công trại huấn luyện biệt kích, chi khu Bù Đốp, diệt 2 đại đội, buộc địch phải rút khỏi Bù Gia Mập.

Đỉnh cao nghệ thuật quân sự của Việt Nam trong trận Đồng Xoài - Ảnh 13.

Sau hơn 2 tháng (10/5- 22/7/1965) tiến công, chiến dịch kết thúc thắng lợi, quân ta đã tiêu diệt được số lượng lớn quân địch và vũ khí. Quân ta đã giải phóng được hơn 5 vạn dân hai tỉnh Bình Long và Phước Long. Cùng với chiến dịch Bình Giã, Ba Gia; thắng lợi của chiến dịch Đồng Xoài góp phần làm thất bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: TL.

 

Tiến Minh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem