Doanh nghiệp bị từ chối mang bia rượu, bánh kẹo đi đổi… máy bay Boeing

Phương Linh Thứ tư, ngày 09/10/2019 18:55 PM (GMT+7)
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản phản hồi đề xuất đổi bánh kẹo lấy máy bay vô chủ ở sân bay Nội Bài của Công ty cổ phần Tiffany & Son (TiffSon) - đơn vị chuyên cung cấp giải pháp, xử lý hàng tồn kho bằng phương pháp trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Bình luận 0

Theo đó, phía Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hiện nay, chưa có cơ sở pháp lý nào cho phép đổi máy bay lấy hàng hoá là bánh kẹo. Các hình thức xử lý tài sản theo pháp luật hiện hành cũng không cho phép thực hiện bằng hình thức trao đổi tài sản.

Trước đó, TiffSon đề xuất với Cục Hàng không Việt Nam trao đổi máy bay Boeing 727-200 của hãng Royal Khmer Airlines (Campuchia) đã bỏ tại sân bay Nội Bài từ năm 2007 lấy hàng hóa là bia, rượu, bánh, kẹo. 

Doanh nghiệp này muốn sử dụng số hàng hoá trị giá 3 tỷ đồng đổi lấy máy bay để làm nhà hàng, địa điểm vui chơi hoặc sơn lại mặt ngoài để quảng bá thương hiệu.

img

Chiếc Boeing B727 từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines (Campuchia).

Boeing hiện đã ngừng sản xuất mẫu máy bay thương mại B727. Vào thời điểm ra mắt (1965-1967), một chiếc Boeing 727-200 có giá khoảng 4,2 triệu USD. Đến năm 1982, mỗi chiếc loại này có thể được bán ở mức giá lên tới 22 triệu USD.

Chiếc Boeing B727 bị bỏ rơi tại sân bay Nội Bài hàng chục năm nay, thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines - Campuchia mang số hiệu đăng ký XU-RKJ. Tuy nhiên, sau vài chuyến bay khai thác trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội, máy bay gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại Nội Bài từ ngày 1/5/2007 đến nay. 

Cục Hàng không đã nhiều lần thông báo cho chủ nhân về hiện trạng và yêu cầu di dời khỏi Nội Bài, thanh toán phí lưu đỗ nhưng không có ai nhận.

Trước đây, cũng có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp đề xuất được sở hữu chiếc máy bay vô chủ này nhưng theo quy định của pháp luật thì Cục Hàng không vẫn chưa đủ cơ sở để quyết định việc xử lý.

Đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cho biết tổng tiền dịch vụ từ thời điểm ngày 1/12/2017 đến tháng 4/2018 đã lên đến 832.000 USD. Trong đó có 753.800 USD là tiền dịch vụ đậu sân bay, tiền dịch vụ bảo vệ tàu bay là hơn 78.900 USD. Từ ngày 24/4/2018 đến nay không tính phí sân đậu vì tàu bay đã được di dời ra vị trí đỗ mới, ngoài sân đậu tàu bay.

Tháng 12/2014, ông Keo Sivorn, Cục trưởng Cục Hàng không Campuchia (SSCA), cho biết vì Royal Khmer Airlines không còn đăng ký với SSCA nên chính phủ quốc gia này không có trách nhiệm đối với chiếc máy bay cũng như không có ý định lấy lại

Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (AOC) của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi và tàu bay B727-200 đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia từ ngày 13/10/2008. Quan chức này thông tin Royal Khmer Airlines thuộc sở hữu của một doanh nhân Hàn Quốc tên là Song Dong-zu nhưng SSCA không biết nhiều về người này.

Người Việt sắp được mua tàu, máy bay, đồ chơi... thuế 0%

Theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Nghị định 57/2019 có hiệu lực từ 26-6-2019,...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem