Doanh nghiệp Việt ít nhiều cũng đã thắng kiện trong các điều tra phòng vệ thương mại ở WTO

An Linh Thứ tư, ngày 13/12/2023 15:45 PM (GMT+7)
Theo luật sư Đinh Ánh Tuyết, từ việc chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, hiệp hội và tìm hiểu quy định, doanh nghiệp Việt đã không ít lần thắng kiện ở các vụ kiện phòng vệ ở WTO.
Bình luận 0

Theo bà Tuyết, đây là những bài học kinh nghiệm cho nhiều ngành, lĩnh vực đã, đang và sẽ đối diện với ngày càng nhiều các vụ kiện PVTM, điển hình là các cuộc khiếu kiện phức tạp, kéo dài gây khó khăn cho bên bị đơn.

Tại Toạ đàm Các giải pháp hạn chế điều tra Phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu của Việt Nam" do báo Nông thôn Ngày nay tổ chức mới đây, LS Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Văn phòng Luật sư IDVN cho biết, Việt Nam đã bị các vụ kiện liên quan đến phòng vệ thương mại từ cách đây 20 năm, từ năm 2002 với cá, 2004 với tôm đến hiện nay kiện PVTM diễn ra ở nhiều sản phẩm khác nhau.

Doanh nghiệp Việt ít nhiều cũng đã thắng kiện trong các điều tra phòng vệ thương mại ở WTO - Ảnh 1.

LS Luật sư Đinh Ánh Tuyết, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Văn phòng Luật sư IDVN

Trên cơ sở kinh nghiệm hỗ trợ đối với doanh nghiệp cũng như Chính phủ, bà Tuyết cho rằng có thể nhận thấy có 3 đối tượng tham gia các vụ kiện này.

Một là, các doanh nghiệp là đối tượng bị điều tra chính, số liệu của doanh nghiệp sẽ là cơ sở để họ tính thuế áp dụng cho doanh nghiệp, hoặc toàn bộ doanh nghiệp của Việt Nam. Nhóm thứ 2 là Chính phủ, ví dụ như trong vụ kiện về chống trợ cấp thì Chính phủ phải trả lời các bản câu hỏi của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, gồm 40 chương trình.

Không chỉ có Trung ương mà cả địa phương nơi có các doanh nghiệp sản xuất. Ví dụ như vụ kiện tôm gồm các doanh nghiệp ở Cà Mau, Sóc Trăng, Kiên Giang và nhiều tỉnh miền Trung. Với khối lượng bảng câu hỏi rất lớn, diện điều tra rộng như vậy thì cả Chính phủ, cả doanh nghiệp đều phải có sự chuẩn bị tích cực, thuê luật sư có kinh nghiệm để hỗ trợ cho vấn đề này.

Ngoài ra có nhóm rất quan trọng nhưng không được để ý, đó là hiệp hội ngành hàng. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp các doanh nghiệp để ứng phó với các vụ kiện. Có một số hiệp hội thậm chí còn đi xa hơn, đề nghị các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước.

Một trong những sự chuẩn bị quan trọng nhất của Việt Nam là hoàn thiện hệ thống kế toán và số liệu sản xuất. Bởi vì số liệu sản xuất của Việt Nam, và cả các doanh nghiệp nước ngoài mà tôi đã tham gia hỗ trợ thường không tương thích với yêu cầu của các cuộc điều tra về chống phá giá, chống trợ cấp bởi tính chi tiết thiếu chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày.

Với sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng, thậm chí các tổ chức như VCCI chúng ta sẽ có tiếng nói chung của các doanh nghiệp, chúng ta có kiến nghị kịp thời đối với Chính phủ, các cơ quan đối tác để tiến hành điều tra một cách chừng mực và phù hợp quy định quốc tế, ví dụ như quy định của WTO.

Theo LS Tuyết, ngoài các vụ kiện trực tiếp giữa hai quốc gia, Việt Nam còn có một số vụ kiện ở quy mô WTO - quốc tế mà các nước kiện lên WTO và Việt Nam ít nhiều đã thắng ở WTO. 

"Đặc biệt là với đối tác Hoa Kỳ, trong đó Việt nam yêu cầu Hoa kỳ biện pháp điều tra, phương pháp tính thuế, ví dụ như không áp dụng phương pháp làm tròn về 0 để đảm bảo tuân thủ thỏa thuận của 2 nước tại WTO", bà Tuyết nói.

Theo vị luật sư này, "trong 20 vừa qua chúng tôi đã thấy những thay đổi cực kỳ lớn trong pháp luật của Hoa Kỳ. Ví dụ như trước đây các doanh nghiệp được 3 lần bằng 0 liên tiếp trong các đợt rà soát hành chính thì sẽ được thoát khỏi các vụ kiện phòng vệ thương mại. Nhưng sau đố họ đã bỏ qua quy định này".

Bà Tuyết cho rằng, với quy định 3 lần bằng 0 như vậy, một công ty của Việt Nam là Công ty Tập đoàn Minh phú đã thoát được vụ kiện chống bán phá giá với tôm. Ngoài ra, như trong vụ kiện về chống trợ cấp tôm gần đây, phía Mỹ cũng thay đổi cách thức họ lựa chọn các bị đơn bắt buộc.

Theo LS Đinh Ánh Tuyết, các cuộc điều tra của Hoa Kỳ ngày càng trở nên khó đoán định, có nhiều rủi ro hơn cho các doanh nghiệp cũng như hiệp hội doanh nghiệp nói chung.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem