Mạnh tay đầu tư
Bước khởi nghiệp đầy khó khăn khi Vũ Trọng Nghĩa chọn lựa chăn nuôi trang trại để khởi nghiệp. Với đồng vốn ít ỏi, ông gõ cửa vay mượn bạn bè. Phải đổ biết bao mô hôi, công sức để cải tạo khu đất thùng trũng, lau lách mọc hoang thành trang trại nuôn lợn nái ngoại.
Năm 2011, ông liên kết đầu tư trang trại tại xã Giao Thịnh (Giao Thủy) với quy mô 850 lợn nái sinh sản và 3.000 lợn thịt, rồi tiếp tục đầu tư thêm trang trại 5.000 lợn thịt/lứa tại cầu Hà Lạn, xã Giao Thịnh (Giao Thủy). Từ đây, đã giúp ông vạch ra lộ trình phát triển mới.
Chăm sóc lợn tại trang trại
Ông Nghĩa cho rằng, ngành chăn nuôi vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là với những cơ sở đầu tư nhỏ lẻ, mạnh mún thì luôn bấp bênh nay được mai thua. Phòng dịch bệnh không chỉ bằng khử trùng và đóng kín cổng trại, bị ép giá không hẳn chỉ do thương lái… Cái chính là phải đầu tư bài bản, mạnh tay tiến cận những công nghệ hiện đại để có đủ lực đưa sản phẩm đến với những thị trường xuất khẩu có giá trị cao.
Để khởi động cho ý tưởng này, năm 2013, ông Nghĩa đã hoàn thành việc mua lại cổ phần của Công ty CP Chế biến Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Nam Định, một doanh nghiệp xuất khẩu lợn sữa lớn nhất tỉnh, hiện ông là chủ tịch HĐQT. Cuộc đầu tư này đã giúp ông đã chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho hệ thống trang trại quy mô của mình.
Sau khi tiếp nhận doanh nghiệp, ông Nghĩa mạnh tay cải tổ, sắp xếp lại nhận sự. Trên cơ sở kế thừa nhà máy cũ, ông còn trú trọng đến những sản phẩm chế biến sâu và tìm kiếm thêm cơ hội tại thị trường nội địa. Hướng đi này đã giúp ông gặt hái những thành công bước đầu.
Ngay trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh thu của công ty đạt 40,8 tỷ đồng; trong đó doanh thu từ xuất khẩu đạt 33,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,7 tỷ đồng. Không chỉ giữ vững thị trường xuất khẩu chính sang các nước Malaysia, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) sản phẩm của công ty còn được tín nhiệm tiêu thụ mạnh tại nội địa ở các thị trường lớn như TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Doanh nhân Vũ Trọng Nghĩa
Nhưng để vươn ra các thị trường lớn, có một thực tế là do nhà máy đầu tư từ lâu, rất khó đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy ông Nghĩa quyết định đầu tư nhà máy mới với công nghệ hiện đại. Từ năm 2014, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Biển Đông do ông thành lập sẽ là chủ đầu tư dự án nhà máy chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu.
Với nguồn vốn khoảng 250 tỷ đồng, trên diện tích 21 ha, thuộc xã Hải Nam, Hải Hậu, ông Nghĩa đầu tư nhà máy gồm 2 phân xưởng giết mổ và chế biến sâu thành sản phẩm chín. Sử dụng công nghệ giết mổ tự động của Mỹ với công suất 250 đến 300 con lợn tạ/giờ, công nghệ chế biến sâu của châu âu. Nhà máy được đánh giá là có công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực giết mổ.
Dồn sức cho vùng nguyên liệu
Theo ông Nghĩa, để chuẩn bị cho nhà máy mới đi vào vận hành vào quý 2 năm 2016 là cả một núi công việc. Đầu tiên là công tác phát triển vùng nguyên liệu, liên quan đến giống, thức ăn đều phải chuẩn bị để đảm bảo con lợn được nuôi theo đúng chuẩn. Doanh nghiệp phải chủ động từ khâu giống đến thức ăn, thuốc thú y và quản lý môi trường.
Để có vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy, Công ty CP Thương mại và Đầu tư Biển Đông đứng ra đảm nhận vai trò nòng cốt trong việc tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh Nam Định. Hiện nay công ty được tỉnh giao nhiệm vụ bảo tồn bộ giống gốc gồm 400 con lợn cụ kỵ. Ngoài nhiệm vụ cung cấp con giống tốt cho vùng nguyên liệu của nhà máy công ty còn góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực giống lợn trên địa bản tỉnh.
Khuôn viên trang trại của ông Vũ Trọng Nghĩa
Công ty cũng là đơn vị triển khai chương trình hợp tác giữa Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND tỉnh Nam Định để xây dựng Trung tâm giống lợn chất lượng cao cơ sở 2 tại Nam Định. Công ty cũng hợp tác với Trung tâm Giống lợn chất lượng cao (Học viện Nông nghiệp), Trung tâm Nghiên cứu phát triển chăn nuôi heo Bình Thắng (tỉnh Bình Dương) để hợp tác chuyển giao những công nghệ tiến tiến nhất về giống. Qua đó, sẽ công ty sẽ chủ động tiếp nhận và chuyển giao những tiến bộ khoa học trên thế giới về phát triển giống.
Công ty còn hợp tác với các địa phương có nền chăn nuôi phát triển, tập hợp những hộ có kinh nghiệm về chăn nuôi, nghiên cứu thành lập hợp tác xã chăn nuôi kiểu mới. Công ty sẽ hỗ trợ quy hoạch lại chuồng trại, đường giao thông, điện, quản lý môi trường… Qua mạng lưới thú y xã để đưa những con lợn đực chất lượng tốt nhất để cung cấp nguồn giống cho người chăn nuôi.
Mục tiêu là phân phối lại lợi nhuận họp lý để người chăn nuôi có lợi nhuận để phát triển còn doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu tốt, đảm bảo để phát triển cùng với vai trò quản lý nhà nước của ngành chức năng và địa phương. Công ty tổ chức lại kênh thu mua, giúp người chăn nuôi không bị thương lái ép giá vừa đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch bệnh. Từ đây mối liên kết doanh nghiệp – nông dân sẽ bền chặt hơn khi lợi nhuận của người chăn nuôi được đảm bảo.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.