Bằng cách đánh chiêng, những chàng trai và đàn ông người Kor sẽ khẳng định được vị thế của mình với người dân trong làng, đặc biệt là với phái nữ. Với cộng đồng người Kor, chiêng là dụng cụ không thể thiếu trong đời sống tinh thần và các hoạt động lễ hội. Bộ chiêng của người Kor gồm chiêng lớn, gọi là Pô (chiêng đực); chiêng nhỏ hơn bỏ lọt lòng chiếc lớn, gọi là Pi (chiêng cái) và chiếc trống gọi là Agor. Vì thế, việc đấu chiêng cũng cần có 3 người, gồm: 2 người thách đấu sẽ dùng chiêng để khẳng định tài năng và 1 người cầm trống đảm nhận việc giữ nhịp và làm trọng tài.
Đấu chiêng cần một trọng tài cầm trống.
Màn thi đấu gay cấn giữa 2 tay chiêng.
Nét đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn của đấu chiêng là sự ngẫu hứng và sáng tạo. Hai người sẽ thi đấu qua những bài chiêng. Với nhịp điệu lúc nhanh, khi chậm, lúc ngân nga, lúc dồn dập..., cuộc thi đấu tạo nên sự cuốn hút với người xem.
Theo các già làng người Kor, việc thuộc lời và hát thì dễ, nhưng hay - dở thì phụ thuộc vào tài năng của từng người. Sử dụng chiêng cũng vậy, đánh thì dễ nhưng để thi đấu thì rất khó. Bởi lẽ đấu chiêng là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất của đánh chiêng, đòi hỏi người thi đấu cần sức khỏe và cánh tay dẻo dai để cầm chiêng chắc và đánh cho đanh, gọn, mạnh. Người thi đấu cũng cần trình độ đánh chiêng điêu luyện, đặc biệt là kỹ thuật dùng cùi tay điều chỉnh âm điệu của chiêng sao cho ngân vang và dũng mãnh...
Một cuộc đấu chiêng gồm 3 người, trong đó 2 người thi đấu chiêng.
Sự điêu luyện của người đấu chiêng còn thể hiện ở chỗ dùng cùi tay để điều chỉnh âm điệu
của chiêng.
Phút ngẫu hứng tạo nên sự hấp dẫn đẹp mắt của những màn đấu chiêng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.