Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê”

Duy Huy Thứ hai, ngày 31/10/2022 15:22 PM (GMT+7)
Nổi danh từ bao đời, nón làng Chuông (Hà Nội) được nhiều thế hệ người Việt tin dùng vì sự chắc chắn, bền bỉ với thời gian và kiểu dáng đẹp.
Bình luận 0

Quy trình làm ra chiếc nón nổi tiếng ở làng Chuông. Thực hiện: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 2.

Làng Chuông tọa lạc ở xã Phương Trung, cách trung tâm huyện Thanh Oai 3km, cách trung tâm Hà Nội 30km. Dọc con đường đê dẫn về làng, người dân phơi đầy lá lụi - nguyên liệu làm nón quan trọng của làng Chuông. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 3.

Lá để làm nón sau khi mua về phải đem qua sơ chế nhiều công đoạn mới có được màu trắng.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 4.

Người dân hun lá trong lò hun, sau đó thả ra ngoài không khí cho hả hơi rồi phơi sương cho mềm, mịn, dễ lợp nón. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 5.

Đặc điểm khác biệt của nón làng Chuông là có 16 vòng, vòng ngoài cùng to nhất, rộng nhất, các vòng sau nhỏ dần theo hình khuôn nón. "Chiếc nón thành phẩm phải chứa cả ba lớp lá: Lớp lá lót, mo nứa, sau đến lớp lá ngoài, khi cầm lên vẫn phải thấy mỏng mà nhẹ thì mới là nón đẹp", bà Phạm Thị Bình, người dân ở làng Chuông chia sẻ. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 6.

Khuôn của nón có 6 cây sườn chính, khoảng cách đều nhau để gài lên khung, lần lượt từ trên xuống 16 chiếc vành nón (bằng tre, nứa, giang, vầu…) được vót tròn, lớn nhỏ khác nhau, không chắp, không gợn, vành cuối cùng gọi là vành cái. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 7.

Có thể nói, để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh, cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 8.

Bà Phạm Thị Mì, nghệ nhân làm nón tại làng Chuông cho biết, dụng cụ làm nón gồm có: Khuôn nón (tạo ra dáng nón thanh thoát - nón tốt nhờ khuôn); Dao (để cắt vòng, gọt mo, lá); Kéo (cắt lá, cắt chỉ); Kim khâu (có nhiều kích thước, hình dáng, nhiều chức năng); Bàn là lá (làm phẳng lá); Lò hun lá, nón (cho lá và nón có màu trắng đẹp, chống mối mọt); Lò sấy lá (sấy khô lá trong mùa mưa). Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 9.

Nguyên liệu để khâu nón là cước, có rất nhiều loại: cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng được dùng để khâu các vòng nón. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 10.

Tùy vào chất lượng mỗi chiếc nón thành phẩm mà người dân làng Chuông đem bán với giá khác nhau. Giá mỗi chiếc nón dao động từ 40.000 đến 150.000 đồng/1chiếc nón. Ảnh: Duy Huy.

Độc đáo quy trình làm ra chiếc nón làng Chuông “vạn người mê” - Ảnh 11.

Mỗi ngày, người làng Chuông làm được khoảng 7.000 – 8.000 chiếc nón. Nghề làm nón thích hợp với phụ nữ và họ cũng là người tiêu thụ chủ yếu. Vì thế, các phiên chợ làng thu hút rất đông các bà, các chị. Chợ làng Chuông họp một tháng 6 phiên chính (ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30). Ảnh: Duy Huy.




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem