Độc đáo, chợ hôn nhân Thượng Hải với những tiêu chí này

Thứ hai, ngày 26/09/2022 14:54 PM (GMT+7)
Khái niệm hôn nhân, dường như thường mang tính cá nhân, không được coi là một phương tiện để tuyên truyền cho việc gìn giữ nét truyền thống và nền văn hóa của một dân tộc. Xét cho cùng, gia đình là "tế bào" của xã hội.
Bình luận 0
Chuyện kén dâu tuyển rể ở chợ hôn nhân ở Thượng Hải - Ảnh 1.

Ảnh: Leigh Griffiths

Bố mẹ đau đáu tìm ý trung nhân cho con ở chợ hôn nhân Thượng Hải (Trung Quốc)

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, việc tìm kiếm một người bạn đời "phù hợp" là một thách thức đối với hàng triệu người trên thế giới. Đó là một vấn đề lớn đến nỗi nó đã tạo ra một hiện tượng với cái tên "chợ hôn nhân" ở Trung Quốc.

Cũng giống như những khu chợ thông thường, Chợ hôn nhân thu hút nhiều người tụ tập để quảng cáo và tìm hiểu "sản phẩm" của họ. Điều khác biệt ở đây là những "sản phẩm" chính là đối tượng nam thanh nữ tú chưa lập gia đình.

Chuyện kén dâu tuyển rể ở chợ hôn nhân ở Thượng Hải - Ảnh 2.

Ảnh: MatjazTancic for The WorldPost

Mỗi cuối tuần, tại các địa điểm công cộng như Công viên Nhân dân ở Thượng Hải và tại một số công viên khác ở Bắc Kinh, các bậc cha mẹ hay thậm chí là ông bà có chung nỗi niềm tập trung để quảng cáo và tìm kiếm những người vợ hoặc chồng tiềm năng cho những đứa con chưa kết hôn của họ. 

Thông thường, các bậc cha mẹ đăng những giấy tờ với các thông tin chi tiết con họ có đủ điều kiện làm vợ/chồng và những phẩm chất mà con trai hoặc con dâu tương lai cần phải có. Theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Thị trường Hôn nhân Thượng Hải, một số phẩm chất cần có của một cô con dâu hay chàng rể bao gồm: 

Chuyện kén dâu tuyển rể ở chợ hôn nhân ở Thượng Hải - Ảnh 3.

Ảnh: Peiqi Teh

Về tuổi tác: Khi đề cập đến quyết định chủ yếu dẫn đến hôn nhân, phần lớn đàn ông tìm kiếm phụ nữ trẻ hơn, trong khi phụ nữ thích nam giới gần bằng tuổi mình hơn. Hầu hết "các quảng cáo" tập trung vào những người có độ tuổi từ 25-30. 

Trình độ học vấn và việc làm: Việc làm và trình độ học vấn là hai trong số những thông tin khá quan trọng đối với những người quan tâm. Theo khảo sát, nhóm hẹn hò có trình độ học vấn cao, với 2/3 cả nam và nữ đều có bằng cử nhân trở lên. Trong số đó, nhiều phụ nữ có xu hướng tìm kiếm một người bạn đời có trình độ học vấn tương đương, trong khi nam giới không thích những người bạn đời có trình độ học vấn cao hơn mình.

Quyền sở hữu các tài sản đáng kể: Một trong những "quảng cáo" hấp dẫn với các ông bà, bố mẹ và chính cả những người đang tìm kiếm một nửa cho mình là quyền sở hữu tài sản của đối phương. Bằng chứng cho thấy các cô gái sẽ để ý nhiều hơn đến một người đàn ông có thể cung cấp một chiếc xe hơi và một ngôi nhà trước khi kết hôn. 

Năm hoàng đạo và dấu hiệu chiêm tinh: Không có gì lạ khi thấy các yêu cầu liên quan đến năm hoàng đạo của Trung Quốc và dấu hiệu chiêm tinh phương Tây của các đối tượng kết hôn. Theo truyền thống, những người sinh vào các năm hoàng đạo khác nhau được cho là sở hữu những đặc điểm tính cách nhất định khiến họ ít nhiều tương thích với những người thuộc các con giáp khác nhau. 

Các bậc cha mẹ thường dán những quảng cáo cá nhân này lên những chiếc ô (giống như một "quầy bán hàng"). Sau đó, họ kết nối, trò chuyện với các bậc cha mẹ khác để sắp xếp các cuộc hẹn hò giữa các con của họ.

Chuyện kén dâu tuyển rể ở chợ hôn nhân ở Thượng Hải - Ảnh 4.

Ảnh: Peiqi Teh

Trung Quốc: Sự mất tích của dân số nữ và thực trạng hiện nay 

Chợ hôn nhân lớn nhất Trung Quốc mở một cách tự phát vào năm 2004 tổ chức vào các ngày thứ Bảy và Chủ nhật tại Công viên Nhân dân Thượng Hải.

Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: mất cân bằng giới tính trầm trọng, các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng sâu sắc cùng làn sóng phụ nữ độc lập, tự chủ với tư tưởng hôn nhân khác biệt.

Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính nghiêm trọng, một phần nguyên do từ chính sách một con mà Trung Quốc đã thực hiện từ năm 1979 đến năm 2015. Do giới hạn quy mô gia đình được thắt chặt và sở thích có con trai, dân số nữ có sự thiếu hụt bất thường hay được gọi là "sự mất tích của dân số nữ ở Trung Quốc".

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, dân số nam vượt quá dân số nữ hơn 30 triệu người. Do chính sách một con, tình trạng dư thừa đàn ông trong xã hội gây ra luồng ý kiến, một phần do nam thanh niên là những người đàn ông trong độ tuổi kết hôn còn được gọi là "guang gun" (光棍) (tạm dịch: người đàn ông ế vợ) không được ràng buộc ổn định về địa vị xã hội gây ra. 

Chuyện kén dâu tuyển rể ở chợ hôn nhân ở Thượng Hải - Ảnh 5.

Ảnh: Carlys Adventures Afar

Tư tưởng kết hôn cũng đang thay đổi đối với nhiều phụ nữ trẻ ở Trung Quốc. Phụ nữ có học thức cao, thu nhập cao ở nước này có xu hướng không tính vội chuyện kết hôn. Thực tế, giờ đây họ có nhiều lựa chọn hơn phụ nữ ở các thế hệ trước và không ngại đặt sự nghiệp lên hàng đầu.

Trớ trêu thay, những phụ nữ chưa kết hôn ở độ tuổi cuối 20 trở lên, mặc dù có thu nhập và trình độ học vấn cao, vẫn bị kỳ thị là 剩 女 (shèngnǚ, phụ nữ ế chồng), và thậm chí còn bị thúc giục hạ thấp tiêu chuẩn "phi thực tế" trong quá trình tìm kiếm "phu quân tương lai".

Hậu quả rõ rệt mà ai cũng thấy là sự xuất hiện của chợ hôn nhân, nơi mà nhiều bậc cha mẹ háo hức có một đám cưới cho con từ việc "quảng cáo" ở chợ, nhưng không được sự đồng ý của con mình.



Đức Tuấn (GUARDIAN)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem